Ông Moon là người đã tích cực góp sức thiết lập ba hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều, nhưng ngoại giao giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un gặp bế tắc do nhiều bất đồng về dỡ bỏ cấm vận của Mỹ và giải trừ hạt nhân của Triều Tiên. 

{keywords}
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Ảnh: AP

Theo hãng tin AP, ông Biden đã cáo buộc ông Trump theo đuổi màn trình diễn các hội nghị thượng đỉnh hơn là thực sự kiềm chế năng lực hạt nhân của Triều Tiên.

Bình Nhưỡng thường sắp xếp thử nghiệm vũ khí và hành động khiêu khích để "kiểm tra" các tổng thống mới của Mỹ, và trong nhiều bài phát biểu mới đây, Chủ tịch Kim Jong Un tuyên bố sẽ tăng cường chương trình vũ khí hạt nhân của mình, động thái được coi là nhằm gây sức ép với chính quyền sắp tới của Mỹ.

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã cố gắng duy trì bầu không khí tích cực cho đối thoại, trong khi ông Kim thề sẽ mở rộng thêm chương trình hạt nhân và tên lửa đe dọa các đồng minh châu Á của Washington và kể cả Mỹ.

Và trong khi thừa nhận ông Biden có thể tiến hành một cách tiếp cận khác so với ông Trump, Tổng thống Moon thừa nhận Tổng thống mới của Mỹ vẫn có thể học hỏi từ những thành công và thất bại của người tiền nhiệm trong đối phó với Triều Tiên.

Tại một cuộc họp báo trực tuyến ở Seoul, ông Moon tuyên bố ông Kim vẫn có "sự sẵn sàng rõ ràng" về phi hạt nhân hóa, nếu Washington và Bình Nhưỡng cùng tìm ra được các bước đi giảm bớt mối đe dọa hạt nhân và đảm bảo an ninh của Triều Tiên. Hầu hết các chuyên gia coi những bình luận gần đây của người đứng đầu chính quyền Bình Nhưỡng là bằng chứng ông sẽ duy trì chương trình vũ khí.

Khi được hỏi về những nỗ lực của Triều Tiên nhằm tăng cường năng lực tên lửa đạn đạo để tấn công các mục tiêu trên khắp Hàn Quốc, bao gồm cả các căn cứ của Mỹ tại quốc gia châu Á, Tổng thống Moon cho biết Seoul có đủ khả năng đối phó với các mối đe dọa như vậy bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa và các khí tài quân sự khác.

"Sự khởi đầu của chính quyền Biden tạo cơ hội mới để bắt đầu lại các cuộc đàm phán giữa Triều Tiên và Mỹ, cũng như giữa hai miền Triều Tiên", vốn đã bị sa lầy giữa bế tắc đàm phán hạt nhân, ông Moon nói.

Quan hệ liên Triều xói mòn là một trở ngại lớn đối với ông Moon, người đã gặp ông Kim ba lần trong năm 2018 và theo đuổi tham vọng khởi động lại cam kết kinh tế liên Triều vốn bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt do Mỹ dẫn đầu nhằm vào Triều Tiên.

Tại hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim đầu tiên hồi tháng 6/2018, hai bên nhất trí cải thiện quan hệ song phương và đưa ra cam kết mơ hồ về một Bán đảo Triều Tiên không có hạt nhân mà không nêu cụ thể khi nào và theo cách nào. Tuy nhiên, đàm phán đã bị đình trệ sau cuộc gặp thứ hai vào tháng 2/2019 khi người Mỹ từ chối yêu cầu của Triều Tiên giảm nhẹ các lệnh trừng phạt lớn để đổi lấy việc dỡ bỏ một lò phản ứng hạt nhân cũ.

Tổng thống Moon cho rằng, thoả thuận Trump - Kim tại cuộc gặp đầu tiên còn phù hợp và chính quyền Biden nên rút ra bài học từ những thất bại của cuộc gặp thứ hai.   

Tổng tống Moon bày tỏ hy vọng sẽ gặp ông Biden sớm nhất có thể và giới chức Hàn Quốc đang tích cực liên lạc với những người đồng cấp Mỹ để đảm bảo vấn đề Triều Tiên vẫn là một ưu tiên của tân chính quyền Mỹ.

Thanh Hảo

Ẩn ý của Kim Jong Un sau màn phô diễn tên lửa đạn đạo

Ẩn ý của Kim Jong Un sau màn phô diễn tên lửa đạn đạo

Triều Tiên kết thúc đại hội toàn quốc của đảng cầm quyền bằng màn diễu binh hoành tráng, có cả sự xuất hiện của một mẫu tên lửa đạn đạo mới. Động thái dẫn đến nhiều đồn đoán về ẩn ý của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.

Vì sao Triều Tiên không phải ưu tiên hàng đầu của ông Biden?

Vì sao Triều Tiên không phải ưu tiên hàng đầu của ông Biden?

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã theo đuổi chính sách gây áp lực tối đa nhằm thúc ép Triều Tiên giải trừ hạt nhân, nhưng không đạt kết quả.