Chia khu vực để phát triển

Sở Xây dựng TP.HCM vừa có tờ trình để UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 – 2025 và năm 2021, 2022.

Kế hoạch này Sở Xây dựng đã lấy ý kiến và nhận được góp ý của 12/12 sở, ngành và 20/22 UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức. 

Giai đoạn 2016 – 2020, diện tích sàn nhà ở tại TP.HCM tăng thêm 53,7 triệu m2 sàn. Trong đó, nhà dân tự xây đóng vai trò chủ đạo khi tăng 38,5 triệu m2 sàn. Nhà ở thương mại và nhà ở xã hội (NƠXH) lần lượt tăng 13,98 triệu m2 sàn và 1,23 triệu m2 sàn. 

Giai đoạn 2021 – 2025, TP.HCM phấn đấu hoàn thành các chương trình mục tiêu như: Di dời nhà ở trên và ven kênh rạch; xây dựng mới các chung cư hư hỏng, xuống cấp; nâng cấp các khu dân cư hiện hữu góp phần chỉnh trang đô thị; xây dựng và phát triển các khu đô thị mới…

{keywords}
 Q.1 và Q.3 thuộc khu trung tâm hiện hữu. 

Về định hướng các khu vực phát triển nhà ở, TP.HCM chia làm nhiều khu vực. Khu trung tâm hiện hữu (gồm Q.1 và Q.3) sẽ phát triển nhà ở riêng lẻ theo quy hoạch, góp phần chỉnh trang tạo cảnh quang đặc trưng cho đô thị trung tâm. 

Khu vực nội thành hiện hữu (gồm các quận như Q.4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú) sẽ tập trung hoàn thiện các dự án dở dang, phát triển dự án nhà ở mới đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. 

Khu vực nội thành phát triển (gồm Q.7, Q.12, Q.Bình Tân và TP.Thủ Đức), ngoài phát triển nhà ở riêng lẻ theo quy hoạch, sẽ ưu tiên phát triển các dự án nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông lớn như tuyến metro số 1.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng sẽ khuyến khích phát triển NƠXH. Dự kiến sẽ kêu gọi đầu tư 10 dự án NƠXH với hơn 8.300 căn hộ dành cho công nhân. 

Tại khu vực ngoại thành (gồm 5 huyện là Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ), TP.HCM tập trung hoàn thiện các dự án dở dang, thu hồi các dự án chậm triển khai. Khuyến khích phát triển NƠXH, trong đó kêu gọi đầu tư 8 dự án với gần 9.600 căn hộ dành cho công nhân

Dành 173,5ha đất để xây nhà ở xã hội 

Theo tính toán của Sở Xây dựng TP.HCM, chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người của thành phố đến năm 2025 là 23,5m2/người. Để đạt được chỉ tiêu này, diện tích nhà ở bình quân đầu người tại từng khu vực phải đạt từ 23,9m2/người đến 25,6m2/người. 

Đồng thời, diện tích tối thiểu của các loại hình nhà ở; gồm nhà ở riêng lẻ do các hộ gia đình tự xây, nhà ở tại dự án và NƠXH lần lượt tăng 31,98 triệu m2, 15,52 triệu m2 và 2,5 triệu m2. 

{keywords}
Giai đoạn 2021 - 2025, TP.HCM dự kiến dành 173,5ha đất để xây nhà ở xã hội. 

Trên cơ sở đó, giai đoạn 2021 – 2025 dự báo nhu cầu đất để phát triển nhà ở thương mại khoảng 800,9ha. Trong khi đó, diện tích đất để xây dựng NƠXH khoảng 173,5ha. 

Dự kiến tổng nguồn vốn để phát triển nhà ở tại TP.HCM giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 566.983 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư nhà ở thương mại khoảng 239.748 tỷ đồng, NƠXH khoảng 37.693 tỷ đồng, còn lại là vốn xây nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân. 

Trong gần 37.700 tỷ đồng dự kiến đầu tư xây dựng NƠXH, nguồn vốn ngân sách Nhà nước chiếm tối đa 5% (khoảng 1.177 tỷ đồng), chủ yếu để giải quyết cho các hộ gia đình khó khăn về nhà ở, không thể thuê, thuê mua nhà NƠXH do doanh nghiệp đầu tư xây dựng. 

Riêng năm 2022, TP.HCM dự tính dành 52,1ha đất để xây dựng NƠXH, với tổng vốn đầu tư khoảng 698 tỷ đồng.

TP.HCM kiểm tra khẩn tình hình xây dựng nhà trọ, nhà ở cho công nhân

TP.HCM kiểm tra khẩn tình hình xây dựng nhà trọ, nhà ở cho công nhân

Để có cơ sở đề ra các giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng sống tại các khu nhà trọ, UBND TP.HCM chỉ đạo kiểm tra, rà soát tình hình xây dựng nhà trọ, nhà ở cho công nhân, người lao động thuê để ở. 

Anh Phương – Hồ Văn