Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam quan tâm và theo dõi sát tình hình tại eo biển Đài Loan (Trung Quốc) hiện nay.

"Việt Nam cho rằng, hòa bình, ổn định và hợp tác ở eo biển có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực và thế giới trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay", người phát ngôn nhấn mạnh.

Lập trường của Việt Nam về vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) là nhất quán, được thể hiện trong các văn kiện chung nhân các chuyến thăm cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trên cơ sở kiên trì nguyên tắc "Một Trung Quốc", Việt Nam mong muốn các bên liên quan kiềm chế, không làm gia tăng căng thẳng tình hình eo biển Đài Loan, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình ổn định thúc đẩy hợp tác và phát triển của khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Ảnh: Phạm Hải

Quan hệ Trung Quốc và Mỹ căng thẳng sau chuyến thăm của bà Pelosi, báo chí tiếp tục đặt câu hỏi Việt Nam có phương án gì ứng phó không khi đây là 2 đối tác lớn của Việt Nam.

Người phát ngôn cho hay, Mỹ và Trung Quốc đều là các cường quốc và đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

Quan hệ hai nước có ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên phạm vi toàn cầu.

"Việt Nam mong muốn hai nước duy trì quan hệ lành mạnh, ổn định, giải quyết mọi bất đồng thông qua đối thoại dựa trên luật pháp quốc tế. Về phần mình, Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ với hai nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, tự chủ, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích của người dân, vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng của khu vực cũng như trên thế giới", bà Hằng nhấn mạnh.

Mỹ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép Việt

Cũng trong họp báo, báo chí đặt câu hỏi về phản ứng trước việc Mỹ chính thức bắt đầu điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép Việt Nam?

Người phát ngôn nhấn mạnh: "Trước tiên phải khẳng định thời gian vừa qua, quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Mỹ chứng kiến tiến triển trên mọi lĩnh vực, trong đó có quan hệ về kinh tế, thương mại và đầu tư. Việt Nam cũng là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ ở Đông Nam Á và Mỹ cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại vượt mốc hơn 110 tỷ USD trong năm 2021".

Ảnh: Hoàng Hà

Người phát ngôn cho biết, rất hoan nghênh với chủ trương thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với Mỹ trên cơ sở tự do, công bằng, cùng có lợi, phù hợp với các thỏa thuận song phương và quy định của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO.

Việt Nam sẵn sàng và thường xuyên trao đổi với Mỹ thông qua các cơ chế hiện có như Hiệp định khung về thương mại và đầu tư TIFA để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh và tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư song phương vì lợi ích của doanh nghiệp và người dân hai nước. Với tinh thần đó, chúng tôi sẵn sàng và mong muốn Hoa Kỳ trao đổi với chúng tôi về vấn đề này.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã thông báo khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm ống thép - chủ yếu thuộc mã HS 7306.61 và 7306.30  nhập khẩu từ Việt Nam.

Nguyên đơn trong vụ việc này gồm các doanh nghiệp sản xuất ống thép lớn tại Mỹ (như Nucor Corporation, Bull Moose Tube, Maruichi Steel Corporation…) cáo buộc Việt Nam nhập khẩu thép cán nóng (HRS), vốn là nguyên liệu chính để sản xuất ra ống thép từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ sau đó gia công, chế biến đơn giản thành ống thép và xuất sang Mỹ nhằm lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tương ứng mà Mỹ đang áp dụng với Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ.

Theo quy định pháp luật của Mỹ, các bên có liên quan có thời hạn 30 ngày kể từ ngày khởi xướng để nộp bản bình luận và cung cấp thông tin phản biện tới cơ quan điều tra Mỹ.

Việt Nam và Mỹ nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao

Việt Nam và Mỹ nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao

Việt Nam và Mỹ nhất trí phối hợp triển khai các hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ, tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao.
Tình hình Đài Loan: Việt Nam mong muốn các bên liên quan kiềm chế

Tình hình Đài Loan: Việt Nam mong muốn các bên liên quan kiềm chế

Việt Nam kiên trì thực hiện chính sách “một Trung Quốc” và mong muốn các bên liên quan kiềm chế, không làm căng thẳng tình hình eo biển Đài Loan.