Kinh nghiệm cùng mô hình quản lý của các nước Châu Âu, Trung Quốc hay Malaysia là những ví dụ đáng tham khảo để những nước có đông đảo người dùng Internet như Việt Nam thắt chặt quản lý các loại hình mạng xã hội.

Pháp luật là công cụ quản lý mạng xã hội

Mạng xã hội và các công ty Internet đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi thế giới, giúp người dân có thể nói lên quan điểm của mình và phần nào tác động lên chính sách của các chính phủ.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chóng mặt của các loại hình mạng xã hội là một loạt những vấn đề nóng mà các quốc gia cần phải giải quyết. Đó là tình trạng vi phạm quyền riêng tư, đánh cắp dữ liệu người dùng, sự lan tràn của tin tức giả mạo (fake news) hay việc các phần tử xấu lợi dụng mạng xã hội làm nơi tuyên truyền cho chủ nghĩa khủng bố.

Mới đây, vụ bê bối Cambridge Anatalyca với việc rò rỉ dữ liệu của 60 triệu người dùng Facebook đã biến mạng xã hội này trở thành công cụ bị thao túng cho mục đích chính trị. Do đó hơn lúc nào hết, chính phủ các quốc gia trên thế giới đang tìm kiếm những giải pháp nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng này.

{keywords}
Ông Yury Namestnikov, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu và Phân tích toàn cầu (Head Global Research & Analysis) của hãng bảo mật Kaspersky chia sẻ với Pv. VietNamNet nhiều điều về cách quản lý mạng xã hội của các nước. Ảnh: Trọng Đạt

Trong một cuộc trao đổi với Pv.VietNamNet, ông Yury Namestnikov, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu và Phân tích toàn cầu (Head Global Research & Analysis) của hãng bảo mật Kaspersky từng chia sẻ, các quốc gia có thể quản lý mạng xã hội bằng việc ban hành các đạo luật.

Mới đây nhất, Malaysia vừa đưa ra bản dự thảo về một đạo luật chống giả mạo thông tin. Đạo luật này nghiêm cấm việc tung ra các thông tin giả mạo, sai lệch toàn bộ hoặc một phần dù dưới bất kỳ hình thức nào, thậm chí cả ở dạng gợi ý về tư tưởng.

Tất cả những đối tượng đưa thông tin gây bất lợi hoặc làm tổn hại đến Malaysia đều sẽ bị xử lý, kể cả đó có là công dân nước ngoài. Người vi phạm sẽ phải ngồi tù 10 năm hoặc nộp số tiền phạt tối thiểu 100.000 USD.

Theo ông Yury Namestnikov, một số quốc gia đã bắt đầu xem xét mạng xã hội với vai trò như là một cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chí khi đăng tin sẽ phải chịu trách nhiệm với thông tin của mình, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội sắp tới cũng sẽ như vậy. Người dùng khi đăng tải thông tin lên các trang mạng xã hội cũng phải chịu trách nhiệm về thông tin mà họ đăng tải.

{keywords}
Tin tức giả mạo hay fakes news là một trong những mặt trái khi nhắc đến sự phát triển quá nóng của các mạng xã hội.

Malaysia không phải là quốc gia đầu tiên quan tâm đến việc chống giả mạo thông tin. Tổng thống Pháp Emmanuel Marcon từng đề xuất một dự luật giúp người dân có thể dễ dàng kiện người khác về hành vi cung cấp thông tin giả mạo.

Tại Philipines, tổng thống Durtete cũng đã ký một văn bản sửa đổi và mở rộng một bộ luật có tính chất tương tự. Tổng thống Mỹ Donal Trump của Mỹ thậm chí còn kêu gọi mở rộng phạm vi đạo luật về việc bôi nhọ người khác bằng các thông tin giả mạo.

Với một quốc gia khác là Trung Quốc, nước này lựa chọn việc giám sát chặt chẽ hoạt động của các mạng xã hội nước ngoài. Trung Quốc thậm chí còn tìm cách can thiệp vào kết quả tìm kiếm của Google nhằm ngăn chặn việc người dân tiếp xúc với những nội dung mà họ cho rằng vi phạm pháp luật nước sở tại. Đáp lại yêu cầu này, Google đã lựa chọn giải pháp rút lui khỏi thị trường Trung Quốc.

{keywords}
Việc chính phủ Trung Quốc đưa ra nhiều điều luật quản lý nghiêm ngặt đã khiến các mạng xã hội như Google, Facebook không thể phổ biến tại quốc gia đông dân nhất thế giới, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp Internet nội địa. 

Trong khi đó với Facebook, mạng xã hội của Mark Zuckerberg vừa bị rút giấy phép kinh doanh tại Trung Quốc do không đặt văn phòng đại diện tại quốc gia này. Đây là lần đầu Facebook quay trở lại Trung Quốc kể từ khi bị chặn vào năm 2009, khi một số kẻ quá khích đã lợi dụng Facebook nhằm tổ chức các cuộc bạo loạn ở Tân Cương.

Không theo luật chơi, Google, Facebook có thể nhận án phạt tỷ USD

Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những tổ chức đi tiên phong trong cuộc chiến nhằm đưa các công ty Internet vào khuôn khổ. Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, EU đã có những chế tài cụ thể về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng. Quy định này có tên Chỉ thị bảo vệ dữ liệu (Data Protection Directive - DPD), một phần trong bộ luật về sự riêng tư và quyền con người của EU.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của các loại hình mạng xã hội, đến năm 2016, EU đã đưa ra một quy định mới có tên GDPR (Quy định bảo vệ dữ liệu chung - General Data Protecion Regulator). Quy định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 25/5/2018.

Mục đích của GDPR là áp đặt một quy tắc bảo vệ dữ liệu thống nhất đối với tất cả các thành viên EU. Quy định này được tạo ra để mỗi quốc gia thành viên không cần viết luật bảo vệ dữ liệu của riêng mình, tăng sự nhất quán trong vấn đề pháp lý.

Bất kỳ công ty nào có ý định cung cấp sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ cho người dân EU đều phải tuân theo quy định này. Không chỉ có ý nghĩa trên bình diện Châu Âu, GDPR còn là tiền lệ để chính phủ các quốc gia khác trên thế giới tham khảo, học tập trong vấn đề quản lý mạng xã hội.

{keywords}
GDPR (Quy định bảo vệ dữ liệu chung - General Data Protecion Regulator) là công cụ pháp lý được Liên minh Châu Âu đưa ra để thắt chặt việc quản lý các mạng xã hội như Google, Facebook.

Mỗi quốc gia thành viên EU sẽ thiết lập một cơ quan giám sát (Supervisory Authority - SA) để theo dõi, điều tra các khiếu nại và xử lý hành vi vi phạm. Các cơ quan giám sát này có cơ chế hỗ trợ lẫn nhau và tổ chức các hoạt động chung. Nếu một công ty đặt trụ sở tại nhiều nước Châu Âu, sẽ có một SA được phân công giám sát chính dựa trên vị trí đặt trụ sở chính của công ty đó.

Các cơ quan giám sát có thể đưa ra các cảnh báo, tiến hành kiểm toán hay yêu cầu đối tượng vi phạm phải tiến hành khắc phục trong một khoảng thời gian cụ thể. Họ cũng có thể thực hiện việc xóa dữ liệu bị đánh cắp, xâm phạm hoặc đình chỉ việc chuyển dữ liệu sang một nước thứ ba.

So với DPD, thay đổi lớn nhất của GDPR là việc tăng hình phạt đối với các tổ chức, cá nhân không tuân thủ đúng quy định. Trong trường hợp được xác định là vi phạm quy tắc của GDPR, một mạng xã hội nào đó, ví dụ như Facebook có thể phải nộp số tiền phạt lên tới 20 triệu USD hoặc 4% tổng doanh thu của hãng trên toàn cầu.

Điều đó cũng có nghĩa, với doanh thu 40,6 tỷ USD năm 2017, trong trường hợp vi phạm GDPR, Facebook có thể nhận án phạt tối đa 4% của số tiền này, tương đương với số tiền 1,6 tỷ USD. Theo các nhà lập pháp, mức phạt cao sẽ là yếu tố chính buộc các công ty Internet hay các mạng xã hội phải tuân theo luật chơi và tôn trọng các nhà quản lý.

{keywords}
Biểu đồ về doanh thu và lợi nhuận của Facebook qua từng năm. Với doanh thu lớn như vậy, những công ty Internet như Google và Facebook sẽ phải nộp những khoản tiền phạt lên tới hàng tỷ USD (ứng với 4% doanh thu) trong trường hợp bị phát hiện vi phạm quy định về quản lý dữ liệu.

Một trong những quy tắc cơ bản của GDPR là dữ liệu cá nhân chỉ có thể được phía công ty khai thác sử dụng theo những gì pháp luật đã quy định hoặc khi họ nhận được sự cho phép của chủ thể dữ liệu.

Hiểu một cách đơn giản, những công ty Internet như Google hay Facebook chỉ có thể tiếp cận dữ liệu cá nhân một khi người đó cho phép. Người dùng cũng có thể thu hồi sự chấp thuận này bất kỳ lúc nào.

Quy định này được đưa ra nhằm hạn chế tình trạng thu thập dữ liệu cá nhân vô tội vạ, điều rất có thể sẽ dẫn tới khả năng rò rỉ hoặc dữ liệu bị bán cho một bên thứ ba.

Vụ bê bối Cambridge Anatalyca với việc rò rỉ dữ liệu của 60 triệu người dùng Facebook chính là chất xúc tác khiến các nhà lập pháp EU đẩy nhanh tiến độ đưa GDPR vào đời sống.

Kinh nghiệm triển khai GDPR cùng mô hình quản lý của các nước Châu Âu là một ví dụ đáng tham khảo để những nước có đông đảo người dùng Internet như Việt Nam thắt chặt quản lý Internet và các loại hình mạng xã hội. 

Số liệu năm 2017 cho thấy, hai “ông lớn” Facebook và Google chiếm tổng cộng 66% thị phần quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam, trong khi các báo điện tử, mạng xã hội và trang thông tin điện tử trong nước chỉ chiếm khoảng 7%. 27% thị phần còn lại là doanh thu của hệ thống quảng cáo Adnetwork, trong nhóm này Google và Facebook lại chiếm tới hơn nửa thị phần.

Như vậy nếu cộng lại, Facebook và Google chiếm tới hơn 80% thị phần quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam, thế nhưng họ lại né tránh không đóng một đồng thuế nào cho nhà nước. Điều này cộng với những mặt trái đang ngày càng gia tăng của các loại hình mạng xã hội khiến cơ quan quản lý nhà nước cần phải mạnh tay vào cuộc nhằm khôi phục lại trật tự trên không gian mạng, góp phần đưa các công ty Internet vào khuôn khổ. 

Trọng Đạt

Làm thế nào mà chàng trai Quảng Nam kiếm được 17 tỷ từ Google?

Làm thế nào mà chàng trai Quảng Nam kiếm được 17 tỷ từ Google?

Chàng trai Quảng Nam được Google chuyển 700.000 USD trong 3 năm đã chịu ra đóng thuế. Tuy nhiên điều mà nhiều người quan tâm là vì sao Google lại chịu trả một khoản tiền lớn cho người thanh niên này?

Baidu, Alibaba, Tencent đang dẫn dắt thị trường Big Data toàn cầu

Baidu, Alibaba, Tencent đang dẫn dắt thị trường Big Data toàn cầu

Làm thế nào mà những công ty Trung Quốc như Baidu, Tencent và Alibaba dẫn đầu trong cuộc cách mạng về dữ liệu lớn trên toàn cầu?

Tencent: Đế chế thầm lặng nhưng lớn hơn cả Facebook

Tencent: Đế chế thầm lặng nhưng lớn hơn cả Facebook

Tencent là một đế chế Internet khổng lồ tại Trung Quốc. Sức mạnh bản thân hay sự hậu thuẫn tại thị trường nội địa? Điều gì đã làm nên tên tuổi của tập đoàn công nghệ lớn thứ 5 thế giới này?

Facebook sắp bị Đức điều tra vì thu thập dữ liệu người dùng trái phép

Facebook sắp bị Đức điều tra vì thu thập dữ liệu người dùng trái phép

Facebook đang bị Cơ quan giám sát chống độc quyền của Đức đưa vào "tầm ngắm" bởi việc thu thập thông tin người dùng trái phép.

Tự đứng trên đôi chân mình, Trung Quốc dám thách thức Facebook, Google

Tự đứng trên đôi chân mình, Trung Quốc dám thách thức Facebook, Google

Giờ đây, giới trẻ Trung Quốc thay vì thần tượng Steven Jobs, đang tích cực noi theo tấm gương của những Jack Ma, Robin Li, và Lei Jun - các nhà sáng lập của Alibaba, Baidu và nhà sản xuất điện thoại di động Xiaomi.

Vì sao thế hệ trẻ Trung Quốc không cần đến Facebook?

Vì sao thế hệ trẻ Trung Quốc không cần đến Facebook?

Khác với thế hệ trẻ Việt Nam hiện đang “ăn Facebook, ngủ Facebook”, thế hệ trẻ Trung Quốc hoàn toàn xa lạ với các dịch vụ Internet phổ biến thế giới như Google, YouTube hay Facebook, Twitter