Tổng thống Mỹ Donald Trump dồn dập ra đòn thương mại nhắm vào Trung Quốc. Đây cũng là thời điểm Trung Quốc tỏ thái độ sẵn sàng cải thiện quan hệ kinh tế với các nước giàu, trong đó có Nhật Bản. Trong khi đó, đồng minh thân thiết của Mỹ - Nhật Bản cũng có những tính toán của riêng mình.

Ẩn họa nội bộ Trung Quốc, đáng sợ hơn đòn hiểm của Donald Trump

Dõi thời khắc 40 năm có một

Theo WashingtonPost, từ 25-27/10/2018, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dẫn đầu hơn 500 lãnh đạo doanh nghiệp thăm chính thức Trung Quốc. Đây là một sự kiện chính trị - kinh tế thu hút sự chú ý của thế giới.

Đoàn Nhật Bản thăm Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động: Trung Quốc đã vượt qua Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng đang rơi vào một cuộc chiến thương mại dồn dập với nước Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump.

Nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc trong hai thập kỷ qua, đặc biệt là khi bắt đầu sản xuất máy bay thân hẹp hạng lớn và tự sản xuất hàng loạt tàu điện cao tốc có tốc độ thậm chí còn cao hơn tốc độ tàu điện tại cái nôi tàu điện thế giới là Nhật Bản và Đức.

{keywords}
Ông Shinzo Abe sắp thăm Trung Quốc (Ảnh: WashingtonPost)

Trong khi đó, Nhật Bản chứng kiến nền kinh tế tiếp tục trì trệ kéo dài bất chấp chính phủ nước này đã có hàng loạt biện pháp kích thích kinh tế trong cả thập kỷ qua. Bên cạnh đó còn là sự thay đổi về quan hệ kinh tế với đồng minh Mỹ, sau những tuyên bố đe dọa đánh thuế cao 25% đối với các loại xe và phụ tùng xe Nhật xuất sang Mỹ. 

Cuộc gặp lần này được xem là một bước ngoặt kể từ tháng 9/2012, khi mà Trung Quốc đóng băng quan hệ với Nhật Bản sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Chuyến thăm cũng đánh dầu 40 năm Hiệp định Hòa bình và Hữu nghị Trung - Nhật có hiệu lực và được xem là thời điểm thích hợp có thể giúp 2 nền kinh tế lớn bắt đầu đặt nền móng cho một thời kỳ quan hệ mới.

Những áp lực thương mại dồn dập của Mỹ có thể là lý do khiến Bắc Kinh muốn xây dựng lại mối quan hệ với đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Đông Á. Trong khi đó, đây cũng có thể là một bài tính toán hoàn mới mẻ của chính quyền ông Abe.

Sau 40 năm, tình hình giờ đây đã đổi khác rất nhiều. Trung Quốc giờ đây đã trỗi dậy mạnh mẽ và không còn duy trì chính sách đối ngoại khiêm nhường. Nhưng với một tổng thổng Trump đang nắm quyền lực, Trung Quốc đang cảm thấy sức nóng đe dọa hơn bao giờ hết.

Trong khi đó, quan hệ thương mại Nhật - Trung cũng rất ấn tượng. Hiện tại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất Nhật, thương mại đạt khoản 300 tỷ USD, cao hơn khá nhiều con số 200 tỷ USD với Mỹ. 

{keywords}
Sáng kiến Một vành đai một con đường của Trung Quốc.

Những làn sóng tẩy chay tại Trung Quốc trong vài năm qua khiến hàng loạt doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có Toyota, gặp khó khăn khôn lường. Tokyo có thể có những thay đổi trong thời kỳ kinh tế đầy biến động.

Quan hệ Nhật - Trung: Vướng mắc còn nhiều

Vào thời điểm hiện tại, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung do ông Trump châm ngòi đã khiến Trung Quốc có những toan tính khác. Hai bên Trung và Nhật dự kiến hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cơ sở hạ tầng và các đề án kinh tế khác ở những nước thứ ba... Nhật có thể phối hợp nhằm triển khai Sáng kiến Một vành đai và một con đường (BRI) và tham gia vào Ngân hàng Phát triển Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn dắt.

Ông Abe tính thúc đẩy quan hệ song phương. Còn Trung Quốc bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực: thương mại, tài chính, phát minh sáng chế và công nghệ cao... Nhật và Trung cũng có thể nhất trí về một thỏa thuận trao đổi tiền tệ...

Cuộc gặp chính thức lần đầu tiên trong 7 năm qua lần này có thể là một bước ngoặt trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Đây có thể sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc thiết lập và ổn định quan hệ kinh tế trong khu vực.

Tuy nhiên, câu chuyện hợp tác giữa 2 nền kinh tế lớn thứ hai và thế giới có thể không dễ thuận buồm xuôi gió khi mà Nhật được xem là đồng minh hàng đầu của Mỹ, trong khi Trung Quốc bị ông Donald Trump đánh giá là đối thủ số 1. Mối quan hệ Mỹ - Nhật dù có dấu hiệu sóng gió về phương diện kinh tế nhưng vẫn là đồng minh chiến lược.

Ông Shinzo Abe và ông Tập Cận Bình có thể có những nỗ lực phi thường, nhưng không dễ chèo lái mối quan hệ ngược dòng nước, vượt qua được dư luận vốn khá gay gắt qua lại giữa người dân hai quốc gia này trong hàng chục năm qua.

{keywords}
 

Một vấn đề quan trọng hơn được đặt ra là: thực chất Trung Quốc và Nhật Bản đang tính toán điều gì? 

Nhiều năm gần đây, Nhật gặp không ít khó khăn khi chấp nhận việc Trung Quốc là một đối thủ ngang tầm trên trường quốc tế, thậm chí còn ở vị trí cao hơn về quy mô kinh tế, chỉ đứng sau nước Mỹ.

Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa những năm 80 thế kỷ trước, Trung Quốc đã thực thi chính sách ẩn mình âm thầm vươn lên từ “thế giới thứ 3”. Nhật Bản là quốc gia đã có quan hệ giúp đỡ Trung Quốc rất nhiều sau khi hợp định Hòa bình và Hữu nghị Trung - Nhật có hiệu lực.

Nhưng gần một thập kỷ qua, Trung Quốc và Nhật Bản là 2 đối thủ trực tiếp trên nhiều lĩnh vực. Trung Quốc giành ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực, từ lĩnh vực tài chính cho khu vực (Ngân hàng AIIB, thay cho ADB) cho tới hạ tầng và giao thông tại châu Á.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ và chính sách mở rộng ảnh hưởng cũng đẩy hai nước vào tình trạng quan hệ không mấy tốt đẹp. Không những thế, việc Nhật tham gia và các dự án của Trung Quốc cũng không phải dễ dàng.

Sáng kiến Một vành đai một con đường của Trung Quốc là một sự kết nối thương mại đầy tham vọng, lấy Trung Quốc làm trung tâm, nhưng không có được sự đồng thuận ở người dân nhiều nước có liên quan tới dự án. Một số nước đã từ chối những dự án tỷ USD liên quan tới sáng kiến này.

Nhật Bản có kinh nghiệm và uy tín hơn trong các dự án tài trợ vốn ở nhiều nước kém và đang phát triển nhưng việc hợp tác để xây dựng một mạng lưới hạ tầng phục vụ cho thương mại liên kết Á - Phi - Âu như tham vọng của Trung Quốc là khá phức tạp.

Tỷ lệ người dân có cái nhìn tích cực về Trung Quốc gần đây có tăng trở lại, nhưng vẫn còn ở mức rất thấp. Trong khi chính quyền ông Donald Trump dồn dập đưa ra các chính sách để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

H. Tú

Donald Trump liên tục đe dọa, ông lớn tháo chạy khỏi Trung Quốc

Donald Trump liên tục đe dọa, ông lớn tháo chạy khỏi Trung Quốc

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và có thể leo thang lên cao nữa. Hàng loạt công ty đang tháo chạy khỏi Trung Quốc trước khi ảnh hưởng trở nên rõ ràng hơn.