Đây là mức thấp nhất trong nhiều năm lại đây và còn cách xa mục tiêu tăng trưởng 14% cả năm 2020 đã đề ra. Diễn biến này khiến cho nhiều ngân hàng lo ngại. Nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) đã báo cáo lên NHNN xin điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng (Phó Thống đốc NHNN) đầu năm, Thống đốc đưa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% dựa trên dự báo phân tích chưa có dịch bệnh, nhưng đến thời điểm này mức 1,96% là khá thấp.
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng. |
Cũng theo Phó Thống đốc, qua khảo sát thực tế, các ngân hàng mong muốn tìm khách hàng cho vay. Tuy nhiên, nhu cầu cho vay mới chưa nhiều do doanh nghiệp đang phải xử lý món nợ cũ. Phía ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng đảm bảo nguồn vốn cung ứng cho doanh nghiệp, người dân, để tái trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.
Đáng chú ý, hiện có nhiều tổ chức tín dụng âm, có ngân hàng tăng trưởng thấp. Ngân hàng Nhà nước vừa tiếp nhận một số ngân hàng xin điều chỉnh chỉ tiêu và đang tập hợp xem xét đánh giá. Lãnh đạo NHNN cho hay, việc điều chỉnh là cần thiết nhưng các ngân hàng vẫn phải đảm bảo tăng trưởng đi liền với kiểm soát được rủi ro.
Song khảo sát mới nhất tại một số tỉnh đã cho thấy tín hiệu khả quan, đó là cho vay nhiều hơn huy động và ngược lại. Vì vậy, thời gian tới, NHNN sẽ chỉ đạo các ngân hàng rà soát cân đối điều chuyển nguồn vốn của mình, để đưa vốn thừa sang tỉnh thiếu vốn.
Liên quan tới chính sách hỗ trợ DN vượt qua khó khăn do đại dịch, trong điều hành lãi suất, từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành, với tổng mức giảm 1,0-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, hiện ở mức 5,0%/năm, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân.
Theo đó, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm so với đầu năm.
Bên canh đó, các TCTD đã triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với lãi suất cho vay giảm mạnh từ 05-2,5%, thậm chí có ngân hàng thương mại còn giảm lãi suất cho vay tới 3-4%/năm.
Việc cho vay mới phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh do các TCTD chủ động triển khai trên cơ sở đánh giá và chia sẻ với khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật, khả năng tài chính và cân đối vốn của TCTD; tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn nhưng không nới lỏng, hạ thấp điều kiện tín dụng để đảm bảo chất lượng tín dụng, duy trì tính lành mạnh, an toàn của hoạt động ngân hàng trong những năm tới.
Sau hơn 2 tháng triển khai, đến 25/5/2020, đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 224.000 khách hàng với dư nợ gần 152 nghìn tỷ đồng, miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 326.000 khách hàng với dư nợ trên 1,14 triệu tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 767.607 tỷ đồng cho 196.369 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 – 2,5% so với trước dịch.
Ngân hàng Chính sách Xã hội đã thực hiện gia hạn nợ cho 150.714 khách hàng với dư nợ 3.813,6 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho 75.209 khách hàng với dư nợ 1.567,6 tỷ đồng, cho vay mới đối với 680.031 khách hàng với dư nợ 25.756,5 tỷ đồng.
Đông Hà
Lãi suất gần 20%, chục ngàn tỷ đổ vào cuộc đua nóng
Không ít DN kinh doanh thua lỗ trong quý I/2020 vẫn đẩy mạnh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Lãi suất trái phiếu đang tăng, có DN phát hành trái phiếu riêng lẻ lãi suất lên tới 15% - 19,5%/năm.