Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc đã leo lên một nấc thang mới hôm 24/9 vừa qua, khi Washington chính thức áp thuế 10% với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Đáp trả, Bắc Kinh cũng áp mức thuế tương ứng với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Washington.
Nga, Trung và EU lập kế hoạch cho Mỹ "ra rìa"
Uy lực tàu khu trục đẳng cấp nhất Á châu của Nhật
Mỹ điều tiêm kích đến Vịnh Ba Tư, sẵn sàng khai hỏa
Đối tượng chịu thiệt
Trang Business Insider cho hay, mức thuế lần này của Mỹ được cho là sẽ ảnh hưởng trực tiếp hơn đến người tiêu dùng Mỹ. Hầu hết trong số 5.745 mặt hàng trong danh sách là hàng tiêu dùng hoặc những thứ người Mỹ mua hàng ngày như nước trái cây, đồ nội thất, máy giặt… Theo đó, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải chịu mức giá cao hơn, bởi hầu hết các công ty sẽ tăng giá đối với khách hàng của họ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: BI |
Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross nhấn mạnh trên hãng tin CNBC rằng, người dân Mỹ sẽ không bị tác động nhiều bởi mức thuế 10% đó. "Cuối cùng không ai phát hiện ra sự tăng giá" vì mức tăng đó "được trải ra đối với hàng nghìn sản phẩm". Hơn thế, tin tức về kinh tế Mỹ quá lạc quan để có thể bị tác động bởi sự gia tăng thuế khiêm tốn đối với những sản phẩm vào Mỹ.
Tập đoàn Goldman Sachs của Mỹ gần đây khẳng định, khả năng suy thoái trong 3 năm tới là rất thấp và thậm chí còn thấp hơn mức trung bình trước đây. Đà đi lên với thị trường chứng khoán tăng tốc chưa từng thấy, thất nghiệp ở mức thấp nhất từ trước tới nay và vốn đầu tư tăng mạnh đã kéo dài được 10 năm và sẽ sớm trở thành giai đoạn tăng trưởng dài nhất từ trước đến nay của kinh tế Mỹ.
Các chuyên gia Chad Bown, Euijin Jung và Zhiyao Lu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson nhận thấy rằng, 24% hàng hóa sẽ bị đánh thuế là hàng tiêu dùng. "Hàng tiêu dùng chỉ chiếm 1% sản phẩm của 50 tỷ USD nhập khẩu đầu tiên từ Trung Quốc theo thuế suất đã công bố của Tổng thống Trump. Phần còn lại ảnh hưởng đến đầu vào trung gian và thiết bị vốn”.
Giải thích cho sự thay đổi này, các chuyên gia cho biết “trên thực tế, còn rất ít các yếu tố chuỗi cung ứng để nhắm mục tiêu. Các sản phẩm tiêu dùng, phần lớn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nằm ở chuỗi còn lại". Theo một nghiên cứu của Giáo sư kinh tế Mark Perry thuộc Đại học Michigan và là một học giả của Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ, sau khi Trump công bố mức thuế đối với mặt hàng máy giặt từ Trung Quốc, giá các thiết bị giặt là đã tăng 16% từ tháng 6 đến tháng 8.
Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã cảnh báo rằng, việc chính quyền ông Trump áp thuế có nguy cơ làm gián đoạn công việc kinh doanh và làm giảm doanh thu của họ, gây khó khăn trong việc lên kế hoạch cho tương lai. Luật sư thương mại Ted Murphy cho biết, Tổng thống đang báo hiệu rằng nhiều công ty sẽ cần phải suy tính lại các hoạt động của họ.
Theo Phòng Thương mại Mỹ ở Bắc Kinh và Thượng Hải, cơ quan đã tiến hành khảo sát hàng trăm công ty của Mỹ hoạt động ở Trung Quốc, hơn 60% trong số đó bị ảnh hưởng tiêu cực do đợt áp thuế trước đó đối với lượng hàng hóa trị giá 50 tỷ USD và 74% dự kiến sẽ chịu "tác động tiêu cực" từ đợt áp thuế mới đối với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD.
Cuộc chiến thương mại về đâu?
Bằng cách áp thuế bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thổi bùng một cuộc đấu trí giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới và kết quả chưa có gì là chắc chắn. Không ai biết liệu Bắc Kinh sẽ nhượng bộ khi áp lực gia tăng hay sẽ củng cố quyết tâm và tiếp tục trả đũa, ngay cả khi Trung Quốc bắt đầu hết cách đáp trả.
Trung Quốc đã khẳng định sẽ trả đũa bất kỳ mức thuế tiếp theo nào của Mỹ |
Hiện vẫn chưa rõ khi nào thì giới chức Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại sau khi các cuộc đàm phán hồi tháng trước kết thúc mà không mang lại kết quả gì. Nhưng có một điều chắn chắn, xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ không diễn ra một sớm một chiều khi Mỹ đột ngột chuyển từ trừng phạt thuế quan sang áp đặt lệnh trừng phạt đối với một đơn vị quân đội Trung Quốc vì đã mua sắm máy bay và tên lửa của Nga.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không có kế hoạch gặp song phương bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nhưng hội đàm có thể sẽ diễn ra trong những tháng tới tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) vào tháng 11 tới. Đây là cơ hội để hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung có thể đạt được một thỏa hiệp.
Theo Chad Bown, một chuyên gia cao cấp của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng sẽ rất đáng khích lệ. Nhưng ông nói rằng, ông Trump thiếu một mục tiêu rõ ràng cho cuộc chiến thương mại - ngoài những khẳng định mơ hồ về thâm hụt thương mại giữa hai cường quốc. Điều này làm tăng khả năng các cuộc đàm phán sẽ không đem lại kết quả trong việc giảm thiểu căng thẳng.
"Không giống như những câu nói và bình luận thường xuyên trên Twitter về thuế quan, ông Trump đã không nói chính xác và cụ thể những gì ông muốn từ Trung Quốc, hay cách ông ấy muốn đạt được nó", Bown viết.
Chris Krueger, chiến lược gia thuộc nhóm nghiên cứu Cowen Washington cho biết, sự thiếu định hướng đồng nghĩa với việc Tổng thống có thể sẽ ưu tiên cho việc bảo hộ thương mại trong nhiều thập kỷ và làm trầm trọng thêm cuộc xung đột thương mại với Trung Quốc. Krueger nhấn mạnh: "Chúng ta ngày càng tin rằng thuế quan không phải là mục đích cuối cùng, nhưng là phương tiện để đạt được mục đích cuối cùng".
Isaac Boltansky, Giám đốc nghiên cứu chính sách tại Công ty Nghiên cứu và kinh doanh Compass Point của Mỹ, cho biết việc mở rộng chống Trung Quốc và tiếp tục đe dọa thuế quan có thể gây ra phản ứng mạnh mẽ hơn từ Bắc Kinh. "Có một lo ngại ngày càng tăng rằng Trung Quốc có thể chọn nhiều biện pháp đáp trả khắc nghiệt hơn (ví dụ, thuế suất cao hơn, trì hoãn các quy định pháp lý, tẩy chay thương hiệu, giảm giá tiền tệ…) trong các vòng tiếp theo”.
Trung Quốc đã khẳng định sẽ trả đũa bất kỳ mức thuế tiếp theo nào của Mỹ. Trung Quốc cũng hoàn toàn có thể khiến hoạt động làm ăn của các công ty Mỹ khó khăn hơn.
Theo một cuộc khảo sát mới đây của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc, các công ty Mỹ đã ghi nhận sự giám sát ngày càng gia tăng. Khoảng 27% công ty cho biết có thêm nhiều hoạt động kiểm tra hơn, 19% cảm thấy hoạt động quản lý siết chặt hơn, và 23% cho biết thủ tục hải quan được giải quyết chậm hơn. Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc William Zarit cho biết, Nhà Trắng tin rằng Trung Quốc sẽ “vẫy cờ trắng” sau đợt áp thuế quan mới nhất. Theo ông, kịch bản đó đã đánh giá thấp khả năng “lấy lửa trị lửa” của Trung Quốc.
Minh Thu
Thế giới 24h: TQ công bố sách trắng về thương mại với Mỹ
Trung Quốc ngày 24/9 đã công bố Sách Trắng về tình hình thực tế quan hệ hợp tác thương mại, kinh tế với Mỹ.
Khi nào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ chấm dứt?
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo vừa hé lộ về thời điểm có thể chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang gây quan ngại toàn thế giới.
Công ty Mỹ ‘ngấm đòn” chiến tranh thương mại với TQ
Các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc than phiền họ bắt đầu "ngấm đòn đau" từ cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Vì sao chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khó dứt sớm?
Vì các lí do chính trị, cả Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc đều thấy khó thoái lui khỏi cuộc chiến tranh thương mại đang nóng bỏng giữa hai nước.
Mỹ-Trung 'đấu đầu' thương mại, ASEAN được lợi gì?
ASEAN đang đối mặt với nhiều thời cơ và cả thách thức từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.