Joseph Nye định nghĩa “quyền lực mềm” là khả năng của một xã hội trong việc tạo ảnh hưởng đến người khác dựa trên sự hấp dẫn của các giá trị chính trị, văn hóa và chính sách đối ngoại, chứ không phải thông qua vũ lực, đe dọa hoặc mua chuộc.

“Quyền lực mềm” bắt đầu được đề cập rõ ràng lần đầu tiên tại đại hội đảng lần thứ 10 của Trung Quốc năm 2007. Khi đó, ông Hồ Cẩm Đào phát biểu: “Sự phục hưng lớn của đất nước chắc chắn sẽ đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa Trung Quốc”.

Trong đại hội đảng năm 2014, ông Tập Cận Bình cũng nhận định rằng: “Chúng ta nên tăng cường sức mạnh mềm, đưa ra một câu chuyện hay về Trung Quốc và truyền đạt tốt hơn các thông điệp của Trung Quốc với thế giới”.

{keywords}
David Shambaugh, một trong những chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc, tuyên bố rằng công cụ mạnh nhất trong các công cụ quyền lực mềm của Bắc Kinh là tiền

Suốt thập niên qua, việc thúc đẩy “quyền lực mềm” đã trở thành mối quan tâm lớn của Bắc Kinh. Quốc gia này chi khoảng 10 tỷ USD hàng năm cho tuyên truyền nhằm củng cố hình ảnh và quảng bá hình ảnh trên toàn thế giới.

Xóa nhòa ranh giới

Một chuyên gia phân tích về quan hệ quốc tế là Joshua Kurlantzick cho rằng: “Thông qua viện trợ và hỗ trợ quốc tế, Trung Quốc đã và đang xóa nhòa ranh giới giữa quyền lực mềm và kinh tế”. Tương tự, John Wong nhận xét, Trung Quốc đang xây dựng sức mạnh kinh tế mềm. Điều này bao gồm ngoại giao kinh tế khéo léo và được thể hiện bằng các hiệp định thương mại khu vực lớn hoặc hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mở rộng theo hướng hợp tác.

David Shambaugh, một trong những chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc, tuyên bố rằng công cụ mạnh nhất trong các công cụ quyền lực mềm của Bắc Kinh là tiền.

Đông Nam Á, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ Latinh là những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quyền lực mềm của Trung Quốc. Ngoài mối quan hệ kinh tế và thương mại ngày càng bền chặt, đảm bảo cho Trung Quốc có được các đối tác “thân thiết”, các hiệp định thương mại tự do với 6 nước thành viên ASEAN có hiệu lực vào tháng 1/2011 đã xác nhận xu hướng này.

Phương tiện thực hiện

Sáng kiến Vành đai và con đường, hay BRI, được các nhà lãnh đạo Trung Quốc mô tả như một phương tiện cho “quyền lực mềm," kêu gọi thúc đẩy kết nối khu vực. Nó tìm cách kết hợp Vành đai kinh tế con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 thông qua một mạng lưới rộng lớn gồm đường sắt, đường bộ, đường ống, cảng và cơ sở hạ tầng viễn thông; thúc đẩy hội nhập kinh tế từ Trung Quốc, qua châu Á, Trung Đông và châu Phi, tới châu Âu và hơn thế nữa.

{keywords}
Một công cụ khác để Trung Quốc mở rộng “quyền lực mềm” là thông qua các viện Khổng Tử

Để tài trợ một phần cho các dự án quốc tế này, Trung Quốc đóng góp 50 tỷ USD cho ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) khi thành lập, chiếm một nửa số vốn ban đầu của ngân hàng này.

Bắc Kinh cũng cam kết tài trợ 40 tỷ USD cho quỹ Con đường tơ lụa, 25 tỷ USD cho Con đường tơ lụa trên biển và 41 tỷ USD khác cho ngân hàng Phát triển mới (do các quốc gia BRICS thành lập: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Một công cụ khác để Trung Quốc mở rộng “quyền lực mềm” là thông qua các viện Khổng Tử. Trung Quốc mở Viện Khổng Tử đầu tiên vào năm 2004 tại Seoul, Hàn Quốc.

Tính đến tháng 1/2018, họ có hơn 500 Viện nằm rải rác trên khắp thế giới. Ngoài ra, các trung tâm, tổ chức phi lợi nhuận liên kết với Bộ Giáo dục Trung Quốc, cung cấp các khóa học tiếng Quan Thoại, các lớp học nấu ăn và thư pháp cũng như lễ kỷ niệm các ngày lễ quốc gia của Trung Quốc. Viện Khổng Tử hợp tác với các trường đại học, thường hỗ trợ tối thiểu 100.000 USD hàng năm cho việc lập trình, trong khi lớp học Khổng Tử được thành lập với các trường  trung học.

Trung Quốc đứng thứ 3 trong số các điểm đến du học phổ biến nhất thế giới vào năm 2017, theo Viện Giáo dục quốc tế. Đa số sinh viên quốc tế theo đuổi các khóa học tự túc.

Hội đồng học bổng Trung Quốc cung cấp hỗ trợ tài chính không chỉ cho sinh viên Trung Quốc ra nước ngoài, mà còn cho người nước ngoài đến Trung Quốc. Hơn 440.000 sinh viên quốc tế đến từ 205 quốc gia đã học tập tại đại lục năm 2016.

Truyền thông quốc tế

Bắc Kinh đã gia tăng sức mạnh của mình đằng sau các hãng thông tấn bằng tiếng nước ngoài để thiết lập quyền kiểm soát nhiều hơn đối với các bài tường thuật về Trung Quốc.

Cơ quan thông tấn chính của chính phủ, Tân Hoa xã, có 170 văn phòng nước ngoài. China Daily và Global Times xuất bản các ấn bản tiếng Anh có sẵn trên toàn thế giới. CCTV, dịch vụ tin tức phát thanh truyền hình nhà nước, đổi tên thành Mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc vào tháng 12/2016 và phát sóng 6 kênh, bằng tiếng Anh, Ả Rập, Pháp, Nga và Tây Ban Nha, với các đội báo cáo ở hơn 70 quốc gia. Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc phát sóng 392 giờ chương trình mỗi ngày bằng 38 ngôn ngữ từ 27 văn phòng ở nước ngoài.

Cộng đồng người gốc Hoa, tổng cộng khoảng 50 triệu người và chủ yếu ở Đông Nam Á, cũng là đối tượng mục tiêu cho việc mở rộng truyền thông của Trung Quốc tại nước ngoài.

Bắc Kinh cũng sử dụng quyền lực mềm thông qua các kênh văn học, nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc, học giả và các nhân vật thể thao. Những người nổi tiếng như đạo diễn điện ảnh Trương Nghệ Mưu, nghệ sĩ dương cầm Lang Lang, vận động viên Yao Ming và Li Na, vũ công ba lê Tan Yuanyuan và ca sĩ nhạc pop Jane Zhang là những đại sứ văn hóa không chính thức. Gấu trúc cũng đã trở thành một biểu tượng văn hóa và sở thú giao lưu với loài động vật được mệnh danh là “gấu trúc ngoại giao”.

Hiệu quả của quyền lực mềm

Quyền lực mềm của Trung Quốc có hiệu quả tới đâu là một vấn đề gây tranh cãi. Văn hóa Trung Quốc có sức hấp dẫn hạn chế, các giá trị của nó hầu như không phản ánh được hình ảnh và danh tiếng của đất nước này ở nước ngoài, chính sách đối ngoại của nước này đang bị hoài nghi. Và tệ nhất là những bước đi chính trị của Trung Quốc gây sự lo ngại cho các quốc gia trên thế giới hơn là ngưỡng mộ.

Trong trường hợp BRI đầy tham vọng, các nước láng giềng và đối tác của Trung Quốc cho đến nay phản ứng bằng cách tiếp cận thận trọng. Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính phủ coi BRI là một cơ hội kinh tế để kích thích tăng trưởng trên toàn châu Á và hơn thế nữa.

Lợi ích kinh tế là một động lực mạnh mẽ cho các quốc gia khao khát phát triển, nhưng tài chính và năng lực xây dựng không trực tiếp chuyển thành khả năng của Bắc Kinh trong việc gây ảnh hưởng ở các nước tiếp nhận.

Ví dụ, các cộng đồng địa phương ở các nước Nam và Đông Nam Á như Myanmar và Sri Lanka đã bày tỏ sự bất bình đối với sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc. Ngay cả ở Pakistan, nơi Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan được tán thành rộng rãi, một số nhà lập pháp lo ngại rằng các dự án như vậy có thể gây nguy hiểm cho lợi ích quốc gia.

Nền kinh tế phát triển vượt bậc đã nâng Trung Quốc lên như một hình mẫu cần được mô phỏng, nhưng có nhiều vấn đề đe dọa làm suy giảm hình ảnh của nước này.

Các chuyên gia nhận định, chiến dịch “quyền lực mềm” bị hạn chế bởi sự khác biệt giữa hình ảnh mà Trung Quốc mong muốn xây dựng và hành động của họ. Chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy, tính quyết đoán và gây hấn đối với các tranh chấp lãnh thổ… đã hạn chế quyền lực mềm của nước này. 

Các nước láng giềng ngày càng lo ngại “mồi nhử” về sự tăng trưởng và cố gắng chống lại ảnh hưởng từ đại lục. Trong khi chiến lược quyền lực mềm của bất kỳ quốc gia nào được xem như là một phương pháp lành mạnh, thì ở đây, quyền lực mềm của Trung Quốc lại gây ra sự lo lắng, bất an và thất vọng.

Hoàng Việt

Khi Trung Quốc trở lại là một trung tâm quyền lực của thế giới

Khi Trung Quốc trở lại là một trung tâm quyền lực của thế giới

Phát biểu của ông Tập Cận Bình nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ đề ra mục tiêu đưa Trung Quốc thành “nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, có quyền lực và ảnh hưởng tương xứng trên trường quốc tế”.