- “Con rất yêu bố cơ. Con không đùa đâu. Nếu mẹ điện về bảo sang bà ngoại ở con sẽ không sang đâu. Con chỉ chờ mong bố về, con chỉ thích bố thôi… bai bai bố” cô Phan Thị Đằm chìa lá thư của đứa cháu nội 8 tuổi cho chúng tôi xem. Cô bảo: Bệnh tật làm bố nó chán đời lắm tôi phải đặt thư của con nó trước mặt thì nó mới chịu ăn cơm.
TIN BÀI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
Cơm chan nước mắt rồi lại nuốt đi…
Cảnh nguy khốn của gia đình cô Phan Thị Đằm được các bác sĩ và y tá của Viện bỏng Quốc gia chia sẻ với chúng tôi. Lên phòng bệnh 517, chúng tôi gặp cô và người con đang bệnh nặng nằm thở một cách khó nhọc. Cô Đằm bắt đầu câu chuyện bằng cách rất tỉ mỉ và nhà quê: Nhà tôi sinh được 2 cậu con trai, con cả là Vũ Văn Quyền và con hai là Vũ Văn Quê.
“Khi nhỏ Quyền bị bệnh não bẩm sinh, một chân to, một chân nhỏ, người đi lệch lệch… Cháu vắng nhà được một ngày thì cả nhà đi tìm, cả nhà cứ tưởng cháu lên đồi rừng rồi bị lạc nên chỉ đi tìm ở trên rừng mà không thấy. Mãi đến hôm thứ 3, có người hàng xóm chạy lên báo là thấy xác người nổi lềnh phềnh trên mặt ao hàng xóm thì biết là cháu chết… Tôi đoán là cháu bị lên cơn động kinh hoặc đi siêu lệch rồi ngã tùm xuống ao mà không ai biết”.
“Quyền mất để lại cho tôi một con nhỏ 5 tuổi tên là Quý. Vợ thằng Quyền cũng phụ nó mà bỏ đi không rõ tung tích”.
Vừa rớt nước mắt kể về cậu con cả thì khi nhắc đến cậu con thứ 2 cô Đằm lại khóc rưng rức: “Sinh ra Quê là một đứa khỏe mạnh, cách đây 9 tháng trên đường đi chụp ảnh để làm hồ sơ xin đi làm công nhân thì bị đánh ở giữa đường, anh Quê bị gục xuống đường và bất tỉnh đến sáng người nhà mới ra tìm được”.
Kẻ đánh anh Quê thì lấy sạch tiền trong ví và chạy mất để lại anh Quê ở góc ruộng, nằm mê man. Sau này mang đi viện chữa trị thì anh đã bị hỏng nhiều đốt sống cổ và bị liệt toàn thân. Cô Đằm than trời: Con người ta 3 tháng biết lẫy, 6 tháng biết bò… Con tôi đã 26 tuổi mà 9 tháng chữa bệnh rồi vẫn nằm úp. Thịt thối ăn vào sát hông, mủ đầm đìa… Cô Đằm chua xót vén phần chăn che đi những chỗ thịt thối - với cô nó đã quá quen thuộc, do quá trình bị liệt dây thần kinh anh Quê chỉ nằm một chỗ gây nên.
Cô Đằm tâm sự: Nhiều hôm ăn cơm, tôi cứ nghĩ trầm nghĩ bổng về 2 đứa con của mình, khi ấy bát cơm chan đầy nước mắt nhưng vì tiếc tiền bỏ ra mua cơm và nghĩ phải giữ sức chăm con nên tôi cứ nuốt đại những hạt cơm chan nước mắt mình.
Ba đứa bé thơ dại… mong bố về
Từ ngày người anh cả mất thì xem như anh Quê phải có trách nhiệm với 3 đứa trẻ: Hai đứa con của mình và một đứa con của anh trai. Thế nhưng từ ngày bị cướp đánh, cả gia đình lao đao khốn khó, cháu Quý (đủ tiêu chuẩn được nhận hỗ trợ của trung tâm xã hội vì bố mất sớm) đành phải gửi đi, hai đứa con anh Quê gửi ở nhà cho ông nội. Ở viện lúc nào cũng chỉ có anh và người mẹ chăm nom.
Người nghèo trong lúc khốn khó, nhiều lần cũng vẫy vùng, cô Đằm chia sẻ: Trong xã có nhiều người động viên cô đi làm thủ tục để Quý được hưởng chế độ trợ cấp cho trẻ mồ côi… Thế nhưng khi làm thì xã yêu cầu phải có thông báo tìm mẹ, nếu mẹ không về mới được tuyên bố mất tích (chi phí đăng tin tìm đó mất 2,4 triệu) gia đình không thể chạy nổi nên Quý không được nhận chế độ, thời gian đầu cháu sống với ông bà nội, khi bác Quê bị liệt, ông bà đành gửi Quý lên Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương.
Khi có người lên thăm Quý ở trung tâm hỏi gì Quý cũng đều bảo: Con nhớ ông bà nội, con muốn về nhà.
Hai đứa con của anh Quê là Vũ Thị Tuyết Nhi (5 tuổi), Vũ Thị Thanh Thảo (8 tuổi) cũng tỏ ra hiểu chuyện và biết bố bị ốm. Mỗi lần bà về quê chúng đều viết thư cho bố bỏ vào hành lý của bà để bà mang lên viện cho bố, thư thứ nhất, Thảo viết: “Con rất yêu bố cơ. Con không đùa đâu. Nếu mẹ điện về bảo sang bà ngoại ở con sẽ không sang đâu. Con chỉ chờ mong bố về, con chỉ thích bố thôi… bai bai bố”
Thư thứ hai, Thảo lại viết: “Bố ơi sắp đến mùa tết rồi, con muốn bố về để đưa con đi xem hội và đi mua gối…” Nhắc đến kỉ niệm này, trong hơi thở nặng nhọc anh Quê phân trần: “Lúc ở nhà vào mùa hội tháng giêng có lần em đưa cháu đến cửa hàng bán chăn và gối, cháu thích lắm nên nhắc lại để bố nhớ”.
Khi anh Quê bị bệnh, người vợ trẻ cũng biệt tăm, bị người từng yêu thương mình bỏ rơi anh Quê nghĩ quẩn: “Người ta có vợ, có chồng còn chẳng ăn ai, em đây chỉ còn một mình tủi lắm! Nhiều lúc em muốn chết đi cho xong…” Vì ý nghĩ ấy nên nhiều khi anh Quê không muốn ăn, không muốn chữa bệnh để chết và phụ lòng người mẹ sớm chiều chăm mình.
Vì anh Quê là cậu con trai duy nhất còn lại là chỗ dựa cho cả nhà nên cô Đằm phải kiên nhẫn với con, cô tâm sự: Tôi phải ép nó tỉnh ra vì con. Lúc nào tôi cũng để bức thư của con nó trước mặt để nó đọc và chịu ăn cơm.
Đen đủi và kiệt quệ…
Lúc còn khỏe mạnh ở nhà, anh Quê còn là một thanh niên ham làm ăn. Tuy nhiên vận số làm ăn của anh rất đen đủi: Lúc em nuôi gà thì dính đợt dịch… Ngày mùng 1 tết thì gà vẫn khỏe nhưng đến mùng 2 là lù đù, mùng 3 thì chết hết. Gà chết chôn bằng bao, hết bao này đến bao khác mà không hết.
Thời gian vừa rồi nhà em cũng nuôi lợn, mua cám chịu về nuôi lợn thì lợn cũng dính dịch. Hàng ô tô của chính quyền đến trở lợn đi… Bây giờ vẫn còn nợ tiền cám ở đại lý.
Bỗng nhiên khi chuẩn bị đi làm công nhân thì lại bị tai họa này, từ nằm ngửa hàng tháng trời nay lại chuyển nằm úp vì thối phần hông và mông… Hệ thần kinh gần như bị tê liệt chỉ còn phần từ ngực trở lên cử động chậm chạp. Các ca mổ liên tiếp và thời gian nằm viện lâu dài có thể cải thiện được bệnh nhưng đã làm gia đình cô Đằm kiệt quệ…
T. Phan
TIN BÀI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:
Ba con mất rồi, xin hãy cứu lấy mẹ con!
Nhức lòng căn nhà người đàn bà điên và ba đứa con nhỏ
Lời kêu cứu của bé 2 tuổi bệnh tim nặng “ở viện nhiều hơn ở nhà”
Những đứa con tật nguyền đêm đêm khản giọng gọi “Mẹ ơi!”
Nhói lòng bé 4 tuổi kêu trong đau đớn: “Bố ơi cứu con”
Xa xót nụ cười em bé mồ côi mắc bệnh lạ
Bệnh nặng, mẹ con đơn độc khóc thầm
Không có đôi mắt, cô Hồng chỉ còn cách "bốc đất để ăn"
Không tiền, chắc mẹ bỏ con thơ dại mà đi ...
Nhức lòng căn nhà người đàn bà điên và ba đứa con nhỏ
Lời kêu cứu của bé 2 tuổi bệnh tim nặng “ở viện nhiều hơn ở nhà”
Những đứa con tật nguyền đêm đêm khản giọng gọi “Mẹ ơi!”
Nhói lòng bé 4 tuổi kêu trong đau đớn: “Bố ơi cứu con”
Xa xót nụ cười em bé mồ côi mắc bệnh lạ
Bệnh nặng, mẹ con đơn độc khóc thầm
Không có đôi mắt, cô Hồng chỉ còn cách "bốc đất để ăn"
Không tiền, chắc mẹ bỏ con thơ dại mà đi ...
Cơm chan nước mắt rồi lại nuốt đi…
|
Vén phần thịt thối do nằm liệt của con nên cô Đằm chua xót và mong mỏi được giúp đỡ |
“Khi nhỏ Quyền bị bệnh não bẩm sinh, một chân to, một chân nhỏ, người đi lệch lệch… Cháu vắng nhà được một ngày thì cả nhà đi tìm, cả nhà cứ tưởng cháu lên đồi rừng rồi bị lạc nên chỉ đi tìm ở trên rừng mà không thấy. Mãi đến hôm thứ 3, có người hàng xóm chạy lên báo là thấy xác người nổi lềnh phềnh trên mặt ao hàng xóm thì biết là cháu chết… Tôi đoán là cháu bị lên cơn động kinh hoặc đi siêu lệch rồi ngã tùm xuống ao mà không ai biết”.
“Quyền mất để lại cho tôi một con nhỏ 5 tuổi tên là Quý. Vợ thằng Quyền cũng phụ nó mà bỏ đi không rõ tung tích”.
Vừa rớt nước mắt kể về cậu con cả thì khi nhắc đến cậu con thứ 2 cô Đằm lại khóc rưng rức: “Sinh ra Quê là một đứa khỏe mạnh, cách đây 9 tháng trên đường đi chụp ảnh để làm hồ sơ xin đi làm công nhân thì bị đánh ở giữa đường, anh Quê bị gục xuống đường và bất tỉnh đến sáng người nhà mới ra tìm được”.
Kẻ đánh anh Quê thì lấy sạch tiền trong ví và chạy mất để lại anh Quê ở góc ruộng, nằm mê man. Sau này mang đi viện chữa trị thì anh đã bị hỏng nhiều đốt sống cổ và bị liệt toàn thân. Cô Đằm than trời: Con người ta 3 tháng biết lẫy, 6 tháng biết bò… Con tôi đã 26 tuổi mà 9 tháng chữa bệnh rồi vẫn nằm úp. Thịt thối ăn vào sát hông, mủ đầm đìa… Cô Đằm chua xót vén phần chăn che đi những chỗ thịt thối - với cô nó đã quá quen thuộc, do quá trình bị liệt dây thần kinh anh Quê chỉ nằm một chỗ gây nên.
Cô Đằm tâm sự: Nhiều hôm ăn cơm, tôi cứ nghĩ trầm nghĩ bổng về 2 đứa con của mình, khi ấy bát cơm chan đầy nước mắt nhưng vì tiếc tiền bỏ ra mua cơm và nghĩ phải giữ sức chăm con nên tôi cứ nuốt đại những hạt cơm chan nước mắt mình.
Ba đứa bé thơ dại… mong bố về
Từ ngày người anh cả mất thì xem như anh Quê phải có trách nhiệm với 3 đứa trẻ: Hai đứa con của mình và một đứa con của anh trai. Thế nhưng từ ngày bị cướp đánh, cả gia đình lao đao khốn khó, cháu Quý (đủ tiêu chuẩn được nhận hỗ trợ của trung tâm xã hội vì bố mất sớm) đành phải gửi đi, hai đứa con anh Quê gửi ở nhà cho ông nội. Ở viện lúc nào cũng chỉ có anh và người mẹ chăm nom.
Người nghèo trong lúc khốn khó, nhiều lần cũng vẫy vùng, cô Đằm chia sẻ: Trong xã có nhiều người động viên cô đi làm thủ tục để Quý được hưởng chế độ trợ cấp cho trẻ mồ côi… Thế nhưng khi làm thì xã yêu cầu phải có thông báo tìm mẹ, nếu mẹ không về mới được tuyên bố mất tích (chi phí đăng tin tìm đó mất 2,4 triệu) gia đình không thể chạy nổi nên Quý không được nhận chế độ, thời gian đầu cháu sống với ông bà nội, khi bác Quê bị liệt, ông bà đành gửi Quý lên Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương.
Khi có người lên thăm Quý ở trung tâm hỏi gì Quý cũng đều bảo: Con nhớ ông bà nội, con muốn về nhà.
|
“Khi ở viện chỉ còn cách cầm lá thư đọc cho bớt nhớ cháu ở nhà…” |
Thư con nhỏ viết “Con chỉ thích bố…” Một người tốt bụng đã ép dẻo là thư để bảo quản và đặt ở chỗ anh Quê để nhắc anh nhớ đến con nhỏ mà cố gắng |
Khi anh Quê bị bệnh, người vợ trẻ cũng biệt tăm, bị người từng yêu thương mình bỏ rơi anh Quê nghĩ quẩn: “Người ta có vợ, có chồng còn chẳng ăn ai, em đây chỉ còn một mình tủi lắm! Nhiều lúc em muốn chết đi cho xong…” Vì ý nghĩ ấy nên nhiều khi anh Quê không muốn ăn, không muốn chữa bệnh để chết và phụ lòng người mẹ sớm chiều chăm mình.
Vì anh Quê là cậu con trai duy nhất còn lại là chỗ dựa cho cả nhà nên cô Đằm phải kiên nhẫn với con, cô tâm sự: Tôi phải ép nó tỉnh ra vì con. Lúc nào tôi cũng để bức thư của con nó trước mặt để nó đọc và chịu ăn cơm.
Đen đủi và kiệt quệ…
Lúc còn khỏe mạnh ở nhà, anh Quê còn là một thanh niên ham làm ăn. Tuy nhiên vận số làm ăn của anh rất đen đủi: Lúc em nuôi gà thì dính đợt dịch… Ngày mùng 1 tết thì gà vẫn khỏe nhưng đến mùng 2 là lù đù, mùng 3 thì chết hết. Gà chết chôn bằng bao, hết bao này đến bao khác mà không hết.
Thời gian vừa rồi nhà em cũng nuôi lợn, mua cám chịu về nuôi lợn thì lợn cũng dính dịch. Hàng ô tô của chính quyền đến trở lợn đi… Bây giờ vẫn còn nợ tiền cám ở đại lý.
Bỗng nhiên khi chuẩn bị đi làm công nhân thì lại bị tai họa này, từ nằm ngửa hàng tháng trời nay lại chuyển nằm úp vì thối phần hông và mông… Hệ thần kinh gần như bị tê liệt chỉ còn phần từ ngực trở lên cử động chậm chạp. Các ca mổ liên tiếp và thời gian nằm viện lâu dài có thể cải thiện được bệnh nhưng đã làm gia đình cô Đằm kiệt quệ…
1. Mọi sự giúp đỡ đến anh Vũ Văn Quê và gia đình xin gửi về: - Mẹ Phan Thị Đằm phòng 517, tầng 5, Khoa Liền vết thương, Viện Bỏng Quốc Gia (Hà Đông, Hà Nội) - Phan Thị Đằm thôn An Lĩnh, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, Hải Dương. Điện thoại 0977043934 2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ anh Vũ Văn Quê) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER -The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |
T. Phan