Các lực lượng trung thành với Muammar Gaddafi đã chiếm lại một số
thành phố gần thủ đô Tripoli và đang thiết lập một vùng đệm quanh thành trì
quyền lực của vị đại tá này trong bối cảnh xung đột có nguy cơ đẩy Libya vào nội
chiến.
TIN LIÊN
QUAN:
Libya
đi đường nào nếu Gaddafi bị hạ bệ?
Phe
đối lập Libya chiếm sát thủ đô
Người
đẹp nắm giữ vận mệnh của Gaddafi
Hỗn
loạn ở Libya qua lời kể nhân chứng
Lãnh
đạo Libya có một kho của cải ở Anh
Lãnh
đạo Libya Gaddafi bị bắn chết?
Giao
chiến dữ dội ở Libya
Chặn
bạo lực ở Libya: Thế giới nói suông?
"Đích
thân Gaddafi ra lệnh vụ khủng bố Lockerbie"
Libya "giải phóng" nửa đất nước
Libya
đầy xác chết, nghìn người tháo chạy
Biểu
tình dậy sóng Libya, Gaddafi "quyết tử"
Trong khi
đó, cộng đồng quốc tế đâng tích cực tăng cường các động thái nhằm cô lập nhà
lãnh đạo lâu năm của Libya.
Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cho biết,
ông đã yêu cầu hai tàu vào Địa Trung Hải, trong đó có tàu đổ bộ USS Kearsarge,
đồng thời cử 400 lính thủy đánh bộ lên tàu thay thế một số binh sĩ vừa được điều
động tới Afghanistan.
Cân nhắc áp đặt một vùng cấm bay trên bầu trời
Libya, các lãnh đạo quân sự trên thế giới cho biết đây là một nhiệm vụ phức tạp
đòi hỏi phải loại bỏ lực lượng phòng không của Gaddafi. Trong khi đó, Bộ trưởng
Ngoại giao Nga Sergey Lavrov miêu tả ý tưởng này là "vô dụng" và nói các cường
quốc nên tập trung vào cấm vận.
Con trai của Gadhafi, Seif al-Islam,
cảnh báo các thế lực phương Tây không dùng vũ lực chống Libya, tuyên bố nước này
quyết phòng vệ nếu bị bên ngoài can thiệp. Seif al-Islam cũng nhấn mạnh rằng cha
ông đã sẵn sàng thực thi cải cách.
Một binh sĩ trung thành với Gaddafi ngồi trên xe
tăng ở
Đối mặt với thách thức lớn chưa từng
có, chính quyền Gaddafi, nắm giữ quyền lực 41 năm qua, đã thực hiện một cuộc
trấn áp thẳng tay trước làn sóng phản đối kéo dài 3 tuần qua. Gadddafi đã mất
quyền kiểm soát ở nửa đông đất nước song vẫn trụ vững ở Tripoli cùng nhiều thành
phố lân cận.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon trích dẫn một số
thông tin nói rằng khoảng 1.000 người có thể đã mất mạng ở Libya. Ngoại trưởng
Mỹ Hillary Rodham Clinton phát biểu với Quốc hội rằng Mỹ phải dẫn đầu phản ứng
quốc tế về cuộc khủng hoảng, trong đó có việc mở rộng các đòn trừng phạt về tài
chính và đi lại nhằm vào Gaddafi, gia đình cùng người thân của ông này, đồng
thời có thể áp đặt một vùng cấm bay trên không phận Libya.
Lực lượng
trung thành với Gaddafi hiện đã chiếm lại được ít nhất 2 thành phố và có khả
năng sẽ giành thêm một thành phố nữa trong khi phe đối lập đẩy lui được các cuộc
tấn công ở ba vùng trọng yếu - Misrata ở phía đông, Zawiya ở phía tây, và Zintan
phía nam thủ đô.
Susan Rice, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, kêu gọi ông
Gadhafi tính đến chuyện lưu vong, nhấn mạnh rằng bà lo ngại quốc gia Bắc Phi này
có thể lâm vào một "thảm họa nhân đạo".
Hơn 140.000 người đã tháo chạy
khỏi Libya vào Tunisia và Ai Cập. Tình hình ở biên giới Tunisia đã chạm tới
"điểm khủng hoảng", với 75.000 người kéo về chỉ trong 9 ngày qua, theo phát ngôn
viên cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc.
Hàng nghìn người Việt Nam và
Bangladesh ở vùng biên giới Libya giáp Tunisia "đang khẩn thiết cần thực phẩm,
nước uống và chỗ trú", Jemini Pandya, Phát ngôn viên Tổ chức Di trú quốc tế, cho
biết và nói thêm rằng, công dân các nước Nepal, Ghana và Nigeria đang phải ngủ
ngoài trời.
Hôm 1/3, chính quyền Gaddafi nỗ lực chứng tỏ họ là chính
quyền hợp pháp duy nhất ở Libya và tiếp tục cấp viện cho các khu vực ở phía đông
vốn đã nằm trong tay lực lượng nổi dậy. Tổng cộng 18 xe tải chở gạo, mì, đường
và trứng đã rời Tripoli đi Benghazi, thành phố lớn thứ 2 đất nước cách thủ đô
1.000km về phía đông
Thanh Hảo (Theo AP,
Reuters)