Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Cần phải khẳng định là chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, coi đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước". 

Theo thống kê, Việt Nam sản xuất được 41 - 43 triệu tấn lúa gạo và 6,5 triệu tấn thịt các loại, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Đồng thời, với vai trò là một quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới, Việt Nam cũng có đóng góp rất quan trọng vào các nỗ lực chung về các thách thức về an ninh lương thực toàn cầu. Cũng theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản đã đạt khoảng 82,1 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Là thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề bảo đảm an ninh lương thực và mong các quốc gia tăng cường hợp tác quốc tế, tham gia có trách nhiệm vào xử lý vấn đề này.

Việt Nam nêu quan điểm khi Nga sáp nhập 4 tỉnh Ukraine

Việt Nam nêu quan điểm khi Nga sáp nhập 4 tỉnh Ukraine

Việt Nam kêu gọi các bên liên quan nối lại đối thoại, giải quyết bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.