Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko, ngày 30/11, thông báo Kiev đã nhận 500 triệu Euro (tương đương 568 triệu USD) hỗ trợ từ Ủy ban châu Âu (EC).

Những 'đám mây đen' phủ bóng Thượng đỉnh G20

Ukraina cấm tới Crưm bằng đường bộ

Nguyên Hội trưởng Phật giáo TQ bị xử lý vì xâm hại tình dục

Trong tuyên bố đăng tải trên tài khoản Facebook, ông Poroshenko nói việc EC giải ngân khoản hỗ trợ nói trên vào thời điểm hiện nay cho thấy sự ủng hộ mà Brussels dành cho Ukraina sau vụ tàu và các thủy thủ của hải quân nước này bị Nga bắt giữ ở Eo biển Kerch.

{keywords}
Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko (Ảnh: Reuters)

Thực tế, EU, Mỹ và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lâu nay vẫn hỗ trợ kinh tế Ukraina kể từ sau khi Bán đảo Crưm sáp nhập trở lại vào Nga năm 2014.

Cùng ngày 30/11, Ukraina đã ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân Nga là nam giới trong độ tuổi từ 16-60. Reuters dẫn lời người đứng đầu Cục Biên phòng Ukraina Petro Tsygykal nói trong một cuộc họp được phát sóng truyền hình: "Ngày hôm nay, việc nhập cảnh đối với người nước ngoài sẽ bị hạn chế, chủ yếu là công dân thuộc Liên bang Nga, không tiếp nhận công dân Liên bang Nga là nam giới trong độ tuổi từ 16 đến 60".

Từ ngày 28/11, Ukraina cũng đã ban bố tình trạng chiến tranh trong 30 ngày tại 10 vùng giáp biên giới Nga, Biển Đen và Biển Azov.

Phản ứng trước quyết định cấm nhập cảnh của Kiev, nghị sĩ Nga Frants Klintsevich khẳng định Moscow không có kế hoạch đáp trả bằng cách cấm công dân Ukraina là nam giới nhập cảnh vào Nga.

Kênh truyền hình TV Rain của Nga đưa tin nước này đã đưa 24 thủy thủ Ukraina bị bắt giữ về các nhà tù tại Moscow.

Trong một diễn biến khác, Chủ tịch EU Donald Tusk tuyên bố, tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vào tháng tới, khối này sẽ gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế hiện tại đối với Moscow, sau sự việc ở Biển Azov ngày 25/11.

"Châu Âu đoàn kết trong việc ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Đây là lý do vì sao tôi chắc chắn EU sẽ gia hạn lệnh trừng phạt đối với Nga trong tháng 12", ông Tusk nói tại cuộc họp báo  trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 ở thủ đô Buenos Airesc của Argentina.

Các tin quan trọng khác trong ngày 30/11:

- Không quân Đức cho biết không có nghi ngờ về hoạt động tội phạm sau sự cố buộc máy bay chở Thủ tướng Angela Merkel tới dự Hội nghị thượng đỉnh G20) tại thủ đô Argentina phải quay trở lại và đáp khẩn cấp xuống sân bay Cologne, tây nam Đức, sau 1 giờ cất cánh.

- Tổng thống Argentina Mauricio Macri đã có cuộc gặp song phương với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Buenos Aires trước giờ khai mạc hội nghị 20. Ông cảm ơn sự ủng hộ của Washington giúp Argentina giải quyết những khó khăn kinh tế nghiêm trọng nhất mà nước này phải đối mặt trong thời gian vừa qua.

- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ thể hiện thái độ chân thành và thỏa hiệp trong vấn đề thương mại, trước thềm cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước bên lề hội nghị G20.

- Phó phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Trung tá Nate Christensen, thông báo hải quân Mỹ đã điều một tàu chiến tới gần các đảo tranh chấp ở Biển Đông.

- Động đất 3,8 độ Richter xảy ra tại Buenos Aires gần nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp. Theo truyền thông địa phương, cơn địa chấn xảy ra ở độ sâu 25km, cách trung tâm thành phố 33km về phía nam.

- Một đoàn tàu của Hàn Quốc đã sang Triều Tiên lần đầu tiên trong một thập niên qua, đem theo các kỹ sư có nhiệm vụ nâng cấp hệ thống đường sắt lỗi thời của Triều Tiên và tạo ra mạng lưới kết nối đường sắt xuyên biên giới.

- Theo tờ Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, nước này sẽ theo đuổi chiến lược tập trung vào tăng trưởng kinh tế.

- Quỹ Eugene Bell thông báo Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã chấp thuận miễn trừng phạt nhóm cứu trợ nhân đạo của Mỹ này để nhóm có thể cung cấp hỗ trợ y tế cho Triều Tiên. Eugene Bell cho biết thêm, tất cả các vật phẩm liên quan đến cơ sở cách ly bệnh lao, do một công ty Hàn Quốc sản xuất, cũng đã được cho phép.

-  Theo Cơ quan Hợp tác An ninh Phòng thủ Mỹ, Bộ Ngoại giao nước này đã thông qua thương vụ bán 20 bệ phóng của hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS cho Ba Lan nhằm tăng cường an ninh trong khu vực và hiện đại hóa quân đội nước này.

- Gia đình công dân Anh Muhammad Abul-Kasem đã báo cho hãng tin BBC biết anh này đã bị Ai Cập bắt giữ do tình nghi hoạt động gián điệp. Theo đó, nam thanh niên 19 tuổi bị bắt giam tại thành phố cảng Alexandria hôm 21/11 khi vừa đặt chân đến đây từ Libya.

- Tòa Tachikawa thuộc Tòa án quận Tokyo ra phán quyết chính phủ phải bồi thường 95,6 triệu yen (844.000 USD) cho 144 người dân sống quanh căn cứ Yokota của Mỹ sau khi họ khiếu kiện về những tổn hại phải hứng chịu vì ô nhiễm tiếng ồn. Tuy nhiên, tòa bác yêu cầu của bên nguyên đơn về việc ngừng các chuyến bay trong tương lai hoặc bồi thường vì tiếng ồn gây ra trong tương lai.

Thanh Hảo

Thế giới 24h: Tìm thấy mảnh vỡ MH370

Thế giới 24h: Tìm thấy mảnh vỡ MH370

Theo kế hoạch, hôm nay 30/11, thân nhân của các hành khách trên chuyến bay mất tích MH370 có cuộc gặp với Bộ trưởng Giao thông Malaysia để “bàn giao những mảnh vỡ mới tìm được”.

Thế giới 24h: Giật mình đề nghị của Ukraina

Thế giới 24h: Giật mình đề nghị của Ukraina

Đại sứ Ukraina tại Đức kêu gọi Berlin và phương Tây tăng cường trừng phạt Nga sau vụ việc gần đây.

Thế giới 24h: Nga cảnh cáo 'đừng có đùa với lửa'

Thế giới 24h: Nga cảnh cáo 'đừng có đùa với lửa'

Ngoại trưởng Nga nói, việc các tàu hải quân Ukraina xâm phạm lãnh hải nước này tại biển Đen là cố ý khiêu khích và Kiev cần được cảnh báo về hậu quả "đùa với lửa".

Thế giới 24h: Căng thẳng Nga - Ukraina

Thế giới 24h: Căng thẳng Nga - Ukraina

Các tàu biên phòng Nga đã nổ súng, rượt đuổi và bắt giữ 3 tàu quân sự Ukraina đang vượt qua biên giới trên biển của Nga ở Biển Đen và tiến về phía eo Kerch.    

Thế giới 24h: Thảm họa MH370 'bị đá' sang Mỹ

Thế giới 24h: Thảm họa MH370 'bị đá' sang Mỹ

Một thẩm phán Mỹ đã bác đơn kiện của gia đình các nạn nhân trên chuyến bay mất tích MH370 với lý do vụ việc này thuộc về Malaysia chứ không phải Mỹ.