-Cuộc khủng hoảng Ukraine không chỉ làm thay đổi quan hệ giữa Nga và phương Tây mà còn dẫn tới sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Moscow và Bắc Kinh.
LTS: Ông Alexander Gabuev, nhà nghiên cứu tại Hội đồng Đối ngoại châu
Âu và ở Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Carnegie Endowment vừa công bố loạt bài phân tích quan hệ Nga - Trung Quốc. Ông Alexander cũng từng là phó tổng biên tập
Tuần báo Nga Kommersant-Vlast và từng có nhiều bài phân tích về chính sách ngoại giao, kinh tế của hai
nước trong sốt thời gian qua.
Sau khi EU và Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt với Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã “thẳng tiến” tới TQ và ký hàng loạt thỏa thuận, bao gồm một hợp đồng xuất khẩu khí đốt trị giá 400 tỉ USD hồi tháng 5 năm ngoái. Moscow giờ đây đang nỗ lực định hướng lại toàn bộ nền kinh tế hướng sang châu Á, coi đó là cách giảm thiểu những tác động tiêu cực của cấm vận phương Tây.
Trong khi đó, với TQ, cuộc khủng hoảng Ukraine cung cấp một cơ hội chưa từng có để họ tiếp cận nguồn tài nguyên tự nhiên của Nga nhất là khí đốt; giành được các thỏa thuận trong xây dựng cơ sở hạ tầng và cũng tìm kiếm ra thị trường mới cho công nghệ TQ, biến Nga trở thành một đối tác “thứ cấp” trong mối quan hệ hai nước.
Bài phân tích này sẽ chú trọng vào mối quan hệ Nga – Trung và những tác động có thể đối với EU. Trên cơ sở phỏng vấn những người ở Trung Quốc và Nga, bài viết sẽ cung cấp cái nhìn toàn cảnh từ phía các quan chức, giới tài phiệt, nhà quản lý doanh nghiệp, chuyên gia về mối quan hệ này.
Những người này lập luận rằng, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga sẽ trở nên mạnh hơn, và sự phụ thuộc của Moscow với Bắc Kinh sẽ lớn hơn. Với Nga, Trung Quốc sẽ không thay thế được châu Âu, nhưng có thể cung cấp huyết mạch để giữ cho hệ thống của Putin bền vững. Trong khi đó, Trung Quốc cũng quan tâm tới việc giữ vững Nga trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng đối đầu với Mỹ và đồng minh. Nếu xu thế này tiếp tục bền vững, thì Nga sẽ trở thành đối tác “thứ cấp” của Trung Quốc.
Ảnh: GCR |
Tuy nhiên, mối quan hệ Nga – Trung phát triển trong tương lai sẽ ảnh hưởng đáng kể tới các lợi ích châu Âu. Nên ngay lập tức, nó có thể tác động tới việc áp đặt lệnh trừng phạt với Nga. Tăng cường quan hệ với TQ sẽ khó khôi phục nền kinh tế Nga như lúc trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine nhưng có thể đảm bảo ở mức tối thiểu để Nga duy trì cuộc đối đầu với phương Tây và giữ Putin ở lại điện Kremlin.
Về lâu dài, mối quan hệ này thậm chí còn có tác động nghiêm trọng hơn với châu Âu, tác động tới trật tự quốc tế tự do. Cho tới thời điểm hiện tại, EU vẫn đánh giá mối quan hệ của họ với Nga và Trung Quốc hoàn toàn tách biệt nhau. Nhưng đã tới lúc cần phải có chiến lược lâu dài hơn với cả hai. Và lựa chọn có thể không dễ dàng gì.
Lịch sử gần đây
Để hiểu tầm quan trọng của những diễn biến gần đây, cần nắm rõ lịch sử quan hệ Nga – Trung kể từ khi chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Có thể chia làm ba giai đoạn.
Đầu tiên, từ 1989 - 2000, bắt đầu với bình thường hóa quan hệ hai bên khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Putin lên làm tổng thống. Gia đoạn thứ hai từ 2000 - 2008, nhiệm kỳ thứ hai làm tổng thống của Putin. Giai đoạn thứ ba là mùa thu 2008 tới nay khi Dmitry Medvedev làm tổng thống và hai năm nhiệm kỳ thứ ba Putin làm tổng thống.
Sau khi chấm dứt Chiến tranh Lạnh, quan hệ Nga-Trung được bình thường hóa. Nhưng sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, hai nước có thời gian ‘ngừng trệ’ vì mỗi nước có một ưu tiên khác nhau. Nga vật lộn với những khó khăn kinh tế, tái thiết đất nước và cuộc chiến Chechnya. Trung Quốc cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài và xây dựng nền kinh tế hướng xuất khẩu trong khi vẫn duy trì sự kiểm soát của nhà nước trong những lĩnh vực trọng yếu.
Hợp tác chính trị giữa Moscow và Bắc Kinh phần lớn tập trung vào những vấn đề khu vực như hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất “Thượng Hải 5” năm 1996 gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, và Tajikistan, tập trung vào việc phân định biên giới. Dù quan hệ cánh nhân giữa Boris Yeltsin và Giang Trạch Dân khá tốt (ông Giang thuộc thế hệ lãnh đạo cuối cùng của Trung Quốc được đào tạo ở Liên Xô).
Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo hiếm khi trao đổi với nhau. Năm 1993, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga, nhưng tới năm 1994, nước này tụt xuống thứ 10. Nga thậm chí kém quan trọng với Trung Quốc.
Tuy nhiên, vào cuối những năm 1990, đã bùng nổ trao đổi thương mại xuyên biên giới không kiểm soát giữa hai bên. Người dân vùng Viễn Đông Nga gần như bị bỏ quên trong giai đoạn này, liền tìm cách trao đổi với các tỉnh Trung Quốc lân cận. Trong khi đó, các nhà buôn Trung Quốc lại khát khao tìm kiếm cơ hội – phần lớn là trái phép. Hoạt động kiểu chợ đen này đã góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế tại khu vực biên giới. Tuy nhiên, nó lại khiến Moscow quan ngại và sau này có tác động tới quá trình hoạch định quyết định.
Hợp tác trong lo lắng
Giao dịch vũ khí cũng đã cất cánh trong những năm 1990 khi ngành công nghiệp quân sự hai bên bước vào giai đoạn phụ thuộc lẫn nhau. Sau khi phương Tây áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc năm 1989, thì Nga đã trở thành nguồn cung cấp vũ khí hiện đại chính cho Bắc Kinh. Với Nga, do mất những khách hàng chính sau khi Liên Xô sụp đổ thì quan hệ đối tác với Trung Quốc cũng vô cùng quan trọng.
Trong những năm 90, các đơn đặt hàng từ Trung Quốc đã khiến những nhà máy quân sự Nga tồn tại. Trong thời gian này, các hợp đồng của Trung Quốc chiếm khoảng 30% doanh thu ngành công nghiệp quốc phòng Nga, thậm chí có một số năm lên tới 50%.
Nhưng vào những năm 2000, ngành sản xuất vũ khí của Nga bắt đầu đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các hãng sản xuất trong nước Trung Quốc và Moscow bắt đầu lo lắng về thói quen sao chép trang thiết bị của Nga từ Trung Quốc kiểu như đối với máy bay chiến đấu Su-27. Các nhà hoạch định chính sách Nga cũng ngày càng quan ngại hơn về việc họ bán vũ khí tinh vi, hiện đại nhất cho một quân đội Trung Quốc đang trỗi dậy.
Tuy nhiên, quan hệ hai bên vẫn khá tốt đẹp khi ông Putin và ông Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền và trong năm 2001, hai nước đã ký một Hiệp ước hữu nghị. Quan trọng hơn, hai bên đã tiến hành giải quyết các tranh chấp lãnh thổ cũng như theo đuổi dự án thay đổi tổ chức lỏng lẻo “Thượng Hải 5” thành một định dạng mang tính tương tác khu vực gọi là Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
Xuất phát từ động lực đối trọng với Mỹ, cả Moscow và Bắc Kinh đã gia tăng hợp tác chính trị trong những vấn đề quốc tế như cùng phản đối các cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, bày tỏ quan ngại về sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Trung Á, trước Hội đồng Bảo an cùng lên tiếng bảo vệ các nước như Iran, Myanmar, Sudan, và Zimbabwe.
Tới năm 2008, thương mại song phương đã tăng 55,9 tỉ USD với tỉ lệ tăng trưởng trung bình là 37% kể từ 2002 - 2008. Tuy nhiên, Nga ngày càng bất an trước kế hoạch của Bắc Kinh nhằm tăng “dấu ấn kinh tế” ở Nga và biến nước này (nhất là vùng Siberia và Viễn Đông”) thành nguồn cung cấp tài nguyên.
Đầu tư Trung Quốc bị hạn chế - theo cách không chính thức – vào các lĩnh vực nhạy cảm như năng lượng, khai khoáng, và cơ sở hạ tầng. Doanh nhân Trung Quốc ở Viễn Đông cũng lặng lẽ trở lại.
Còn nữa
Minh Tâm (Theo Hội đồng đối ngoại châu Âu)