Cáo buộc của VKSND Tối cao cho rằng, trong vụ "chuyến bay giải cứu", có 25 cá nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao, nhận hối lộ hơn 164 tỷ đồng; 23 cá nhân là đại diện doanh nghiệp đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng.

Việc các bị can nộp tiền khắc phục hậu quả được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ. Theo thống kê, đến nay, tổng số tiền mà các bị can đã nộp để khắc phục hậu quả là hơn 52 tỷ đồng và 460.000 USD.

Cáo trạng cho rằng, ông Vũ Anh Tuấn, cựu Phó trưởng phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, từ tháng 6/2021- 1/2022, đã nhận hối lộ 49 lần, tổng số hơn 27 tỷ đồng. Đến nay ông Tuấn và gia đình đã khắc phục hơn 3,3 tỷ đồng.

Ông Chử Xuân Dũng, cựu Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, từ 16/6/2021- 10/2021 đã nhận hối lộ 7 lần, tổng số hơn 2 tỷ đồng. Đến nay ông Dũng và gia đình đã nộp lại hơn 1,7 tỷ đồng.

Đến nay ông Chử Xuân Dũng và gia đình đã khắc phục được hơn 1,7 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, từ tháng 12/2020 - 1/2022 đã nhận hối lộ 32 lần, tổng số hơn 25 tỷ đồng. Đến nay bà Lan và gia đình nộp số tiền 900 triệu đồng để khắc phục hậu quả.

Ông Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từ tháng 12/2020 - 1/2022, đã nhận hối lộ 37 lần, tổng số hơn 21 tỷ đồng; đã nộp số tiền 2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

Ông Trần Văn Dự, cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an nhận hối lộ 7,6 tỷ đồng. Đến nay đã khắc phục hậu quả số tiền 2 tỷ đồng.

Ông Trần Văn Tân, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam bị cáo buộc nhận hối lộ 9 lần, tổng số 5 tỷ đồng, đến nay đã nộp lại 4 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ, từ tháng 3/2021- 4/2021, đã nhận hối lộ 5 lần, số tiền hơn 4,2 tỷ đồng. Đến nay ông Linh và gia đình đã nộp hơn hơn 4,4 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Tiến Thân, cựu Chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ, từ tháng 11/2020- 4/2021, đã nhận hối lộ 8 lần số tiền hơn 3,6 tỷ đồng; đã nộp 1,2 tỷ.

Ông Nguyễn Thanh Hải, cựu Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ, từ tháng 11/2020- 4/2021, đã nhận hối lộ 8 lần số tiền hơn 3,6 tỷ đồng; đã nộp 2 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Mai Anh, nguyên Chuyên viên, Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ, từ tháng 29/3/2021- 4/2021, đã nhận hối lộ 3 lần, số tiền 3 tỷ đồng; đã nộp 2 tỷ.

Ông Nguyễn Hồng Hà, cựu Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản, từ tháng 6/2021- 11/2021, đã nhận hối lộ 2 lần, số tiền hơn 2 tỷ đồng; đã nộp 600 triệu đồng tiền khắc phục hậu quả.

Ông Vũ Hồng Quang, nguyên Phó Trưởng phòng Vận tải Hàng không Cục Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT, từ 30/8/2021- 12/2021, đã nhận hối lộ 9 lần, số tiền hơn 1,9 tỷ  đồng; đã nộp hơn 1,5 tỷ đồng.

Ông Vũ Hồng Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, từ tháng 1/2021- 11/2021, đã nhận hối lộ 2 lần, tổng số hơn 1,8 tỷ đồng và đã nộp số tiền tương đương.

Trong vụ án này, ông Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, từ tháng 9/2020- 1/2022 đã nhận hối lộ 253 lần. Trong số các bị can, ông Kiên là người nhận hối lộ nhiều nhất, với tổng số tiền hơn 42 tỷ đồng. Nhưng cáo trạng của VKSND Tối cao mới chỉ ghi nhận việc ông Kiên “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”, “có thành tích xuất sắc trong công tác”, chưa nộp tiền khắc phục hậu quả.

Nhân vật bỏ trốn trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’

Nhân vật bỏ trốn trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’

Trong vụ "chuyến bay giải cứu", Trần Thị Hà Liên bị khởi tố về tội môi giới hối lộ. Trước khi bỏ trốn, người này đã chuyển khoản nhiều tỷ đồng tiền hối lộ cho cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế và cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
Từ những ‘chuyến bay giải cứu’ nghĩ về quản trị công

Từ những ‘chuyến bay giải cứu’ nghĩ về quản trị công

Để bảo vệ được lợi ích Công khi có sự tham gia của các chủ thể tư nhân thì cần tiếp tục hoàn thiện quy trình, quy định, bảo đảm sự rõ ràng, công khai, minh bạch, cũng như khả năng giám sát chặt chẽ, sớm phát hiện những biểu hiện tiêu cực.