- Nhiều nhà quan sát cuộc chiến tranh thương mại đồng ý rằng Mỹ đang là “người phát bóng” trong cuộc đấu này. Nhưng cuộc chơi vẫn còn dài.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức tuyên bố áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc từ 24/9 và cuối năm sẽ tăng lên 25%. Có thể nhận thấy cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ leo thang chóng mặt.

Đến nay, thương mại Trung Quốc chưa bị ảnh hưởng

Nếu dựa vào các dữ liệu thương mại mới nhất trong tháng 8 và tuần đầu tháng 9, cuộc chiến tranh thương mại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không ảnh hưởng đến kinh tế thương mại của Trung Quốc. Các chuyên gia phân tích của trung tâm nghiên cứu Panjiva cho biết, tổng hoạt động thương mại đã đạt 12,9%/năm nếu tính bằng NDT, tăng 12,5% so với tháng 7. Đây là tháng thứ 22 thương mại của nước này liên tiếp tăng trưởng.

Theo S&P, nếu tính bằng USD, tổng thương mại cũng đã tăng 14,3%, trong đó xuất khẩu tăng 9,8%, đánh bại mọi dự báo của thị trường (7,8%).

Xét theo sản phẩm, đồ bán dẫn tiếp tục là động lực chính cho sự tăng trưởng trên, dù mức tăng (15,8%) chưa tương đương với con số trong 3 quý trước (29%). Các sản phẩm tiêu dùng căn bản yếu hơn: xuất khẩu đồ may mặc chỉ tăng 1% và giày dép giảm 1,5%. Đồ chơi từ Trung Quốc đã bắt đầu phục hồi, tăng 3,8% sau khi khởi động chậm chạp hướng tới mùa tiêu thụ hàng đỉnh điểm dịp nghỉ Giáng Sinh trong ba tháng nữa. 

{keywords}
Sau tuyên bố của Tổng thống Trump, chiến tranh thương mại Mỹ - Trúng sẽ tiếp diễn ra sao? Ảnh minh họa

Thuế của Mỹ cũng có tác động không giống nhau đối với mặt hàng nhôm và thép xuất khẩu. Cả hai mặt hàng này đều tăng mạnh, 10% đối với thép và 32% đối với nhôm, bất chấp các mức thuế áp dụng từ đầu năm nay.

Linh kiện máy tính, một trong các sản phẩm Made in China lớn nhất bị đánh thuế trong gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD mới, đã có dấu hiệu chậm lại, nhưng vẫn tăng 6,7%.

Tổng thương mại Trung – Mỹ tăng 18,4% trong tháng 8 sau khi đã tăng 11,3% trong tháng 7. Thương mại tăng, vì vậy, khoảng cách thương mại với Trung Quốc cũng tăng. Sự gia tăng xuất khẩu đồng nghĩa với thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đạt kỷ lục 31 tỷ USD trong tháng 8 và hiện ở mức 301 tỷ USD trong năm nay.

Thành phần lớn nhất trong thương mại giữa hai bên là xuất khẩu của Trung Quốc, đã tăng hai con số, vì các công ty đa quốc gia lo ngại về chính sách thuế mới đánh vào lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nên đang cố đẩy nhanh việc giao hàng trước khi các mức thuế này có hiệu lực.

Tổng thống Trump đã dọa mở rộng danh sách ra toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nếu nước này lại trả đũa. Điều này không khiến ai ngạc nhiên vì ông Trump đã từng cảnh báo đánh thuế tất cả mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc ngay từ khi nhậm chức.

Apple và Trump

Các nhà đầu tư lo ngại rằng tuyên bố mới nhất của ông Trump chống Trung Quốc chỉ có ý nghĩa với một lãnh đạo công nghệ – đó là hãng Apple.

Apple đã cùng với các công ty nhập khẩu công nghệ khác bày tỏ lo ngại về đợt áp thuế 25% lần thứ ba sắp tới. Đe dọa áp thuế này có thể trở thành hiện thực bất cứ lúc nào sau khi kết thúc vòng tham vấn với các nhân tố thị trường.

Apple cho biết dòng sản phẩm AppleWatch và Mac-mini của họ có thể bị ảnh hưởng, và đã vận động hành lang Washington để thuyết phục ông Trump. Apple cho biết nếu Trung Quốc trả đũa quyết định áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc, điều đó sẽ đồng nghĩa với việc các công ty công nghệ Mỹ phải gánh chi phí cho linh kiện điện tử cao hơn. Ông Trump từng “mách nước” trên Twitter rằng Apple nên tự sản xuất linh kiện cho mình ở trong nước.

Chris Rogers, người đứng đầu bộ phận thương mại và hậu cần của Trung tâm nghiên cứu Panjiva, nhận định: “Khả năng Apple chịu đựng mức thuế cao hơn trong cấu trúc chuỗi cung ứng hiện nay của mình sẽ tùy thuộc vào sức mua của người tiêu dùng. Nếu họ không thể chịu được, và mất khả năng cạnh tranh, thì họ có thể chuyển sản xuất sang các nước khác. Trong khi đó, dự trữ có thể là một chiến lược trước mắt để đối phó với mức thuế sắp được thực thi”.

Apple lo ngại nhất về sản phẩm Mac-mini. Dữ liệu của Panjiva cho thấy nhập khẩu loại PC này của tất cả các nhà sản xuất đã tăng 58,3% nếu xét theo số đơn vị hàng nhập từ Trung Quốc trong tháng 7 so với năm ngoái. Con số này đã đạt mức tỷ trọng xuất khẩu cao nhất kể từ năm 2009. Mức tăng 42,9% tính theo USD xảy ra sau khi đã tăng 48,4% trong quý II.

Nhiều nhà quan sát cuộc chiến tranh thương mại đồng ý rằng Mỹ đang là “người phát bóng” trong cuộc đấu này. Việc thị trường chứng khoán Mỹ tăng và thị trường Trung Quốc bị chịu trận có thể khiến ông Trump có cảm giác mình đang thắng. Nhưng cuộc chơi vẫn còn dài./.

Diệu An

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Nhìn từ góc độ chính trị

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Nhìn từ góc độ chính trị

Cuộc leo thang của Mỹ không chỉ nhằm vào Trung Quốc mà vào tất cả những nước còn lại, kể cả đồng minh của Mỹ.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Những cảnh báo với Việt Nam

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Những cảnh báo với Việt Nam

Tác động lớn nhất hiện nay không phải ở thương mại hàng hóa mà là ở thị trường tiền tệ.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Các bên đều sẽ thua

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Các bên đều sẽ thua

Bàn về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, GS. Jason Furman cho hay, rất nhiều người nói về việc bên sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại, câu trả lời là "không ai cả". 

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Bão xa mà gần, đối sách thận trọng

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Bão xa mà gần, đối sách thận trọng

"Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể giống như cơn bão đã ngoài khơi xa. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ, bám sát để tham mưu những đối sách thận trọng", đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư, ông Trần Quốc Phương cho biết. 

Cuộc chiến Mỹ - Trung: Việt Nam đừng để mất ‘trận đồ’

Cuộc chiến Mỹ - Trung: Việt Nam đừng để mất ‘trận đồ’

Cuộc chiến thương mại đã kích hoạt giữa Mỹ - Trung, hai thị trường thương mại lớn của hàng hóa Việt Nam. Điều gì sẽ chờ đợi chúng ta ở phía trước?