- Sau khi đọc bài: Đại gia bất động sản ôm đống của ngồi ‘chờ chết’ , nhiều bạn đọc đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC:
Đại gia BĐS ‘chờ chết’, nhưng dân nghèo… ‘chết’ trước
Email trungduong509@gmail.com viết: “Sẽ có nhiều người được gọi là đại gia ‘chết’ trong sân chơi bất động sản. Đây là cái chết được báo trước trong cuộc chơi cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh đạp kẻ yếu...để rồi cuối cùng mọi thứ sẽ được thâu tóm vào tay nhóm lợi ích là những kẻ thân cận quyền lực và ngân hàng!
Chung qui, vẫn chỉ là cuộc chơi của các ông lớn thuộc nhóm lợi ích trên lưng của nông dân. Mảnh đất thấm mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu xương của nhiều thế hệ nông dân đã bị các ông mang tung hứng cho nhau để kiếm lợi bằng đủ thứ danh xưng mỹ miều, và giờ có một số kẻ mắc cạn trên sân chơi này...”
Phụ họa của email nhuan_ducvn@yahoo.com: “Đáng đời cho các vua BĐS và những kẻ tạo điều kiện cho những người kinh doanh BĐS có đất đai từ các dự án lấy đất của dân làm khu biệt thự, khu nọ khu kia... Chỉ tội cho người nông dân đã không thông thể làm giàu ngay trên mảnh đất của mình mà càng ngày càng khó khăn do các dự án ‘ma’ lấy đất sản xuất của họ.”
Ý kiến của email anhdung_1050@yahoo.com: “Nếu có cái ‘chết’ sắp đến của thị trường BĐS, thì chắc rằng việc thâu tóm hưởng lợi sẽ về những ông chủ mới có tiềm lực, thế lực hơn, trong đó sẽ có ông NH, từng là anh em sát cánh với các đại gia BĐS.
Có điều nông dân người làm ra sản phẩm nông nghiệp thu ngoại tệ về cho đất nước vẫn còn khổ dài dài và là thành phần luôn bị thâu tóm. Đó thật sự là bất công xã hội ai cũng nhìn thấy nhưng chả ai can thiệp khi nông dân bị mất đất oan do các dự án ma mãnh. Những bờ xôi ruộng mật cũng bị san lấp một cách không thương xót do nhóm lợi ích đi tìm cái lợi béo bở từ dự án BĐS.”
Đây là nhận định của email congdan@yahoo.com: “Mấy ‘sếp bự’ đang lo là NH cầm cố rất nhiều BĐS và định giá lúc trước rất cao, nay thì rớt giá. Mỹ có cách giải cứu (in tiền) vì đồng tiền của họ có giá trị thanh toán quốc tế. Còn VN, VNĐ không có giá trị thanh toán quốc tế thì lấy gì để giải cứu đây? Vì thế, BĐS ‘chờ chết’, nhưng dân nghèo… chết trước.”
“Thử hỏi các ông trùm BĐS với cả ngàn tỉ đấy, cách đây 10 năm có đồng vốn nào lận lưng không? Bậy giờ có kêu lỗ thì vẫn còn giàu sụ. Còn người dân mất đất cho những dự án do các ông vẽ ra đấy, người ta được gì?” đó là câu hỏi của email tungck_2007@yahoo.com.vn.
Email nguyenvanteo@yahoo.com hùa theo: “Doanh nghiệp kinh doanh BĐS ‘chết’ là đương nhiên trong điều kiện hoàn cảnh KT hiện nay. DN đua nhau làm dự án, đẩy giá lên trời rồi không biết bán cho ai? Rồi kêu cứu. Lúc sống khỏe thì chẳng thấy ông nào kêu sướng: Lấy đất của nông dân đền bù với giá bèo, sau đó bán đất dự án với giá trên trời. Các ông có ‘chết’ sớm thì người dân mới có cơ hội mua được nhà, đất với giá trị thực.”
Còn theo email antin@gmail.com thì: “Thị trường BĐS không có đáy với những sản phẩm thừa mứa nhưng vẫn vượt quá khả năng tiêu thụ của người dùngBĐS giờ đây không phải là đắt hay rẻ mà là tiền đâu? Khủng hoảng thừa hàng hoá của chủ nghĩa tư bản những năm 20-30 của thế kỷ 20 tái diễn nghiệt ngã với hàng hoá là BĐS của Việt nam. Người có nhà thì đã có rồi, còn công nhân viên ba cọc ba đồng thì 5 triệu đồng 1/m2 vẫn… mơ cũng không với được?”
Email tvquangtruong@gmail.com nhận xét: “Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đã giảm, còn Hà Nội vẫn còn quá cao. Từ năm 2008 khi mở rộng Hà Nội, có quá nhiều dự án BĐS được triển khai như Hoài Đức, Đan Phượng, đặc biệt là Mê Linh, nguồn cung quá nhiều nhu cầu không hết. Vậy mà chủ đầu tư vẫn không giảm giá về giá trị thực thì dân không thể mua nổi.”
Lời bình của email minhbinh15@yahoo.com: “ Thực chất là mấy anh môi giới bất động sản kết hợp với ngân hàng thao túng mua đi bán lại với mục đích kiếm lời chứ có phải mua để ở đâu? Giờ không bán được cũng là đúng thôi. Còn đại đa số người dân vẫn không thể mua được nhà vì lương thì như vậy, tiền đâu ra?”
Nhà nước hãy cho Việt kiều đứng tên mua nhà để cứu vãn BĐS?
Bạn Nguyễn Quốc Tịnh (email quangtinh1953@yahoo.com), Việt kiều sống ở Hà Lan phân tích: “Bất động sản Việt Nam bao năm qua sống được và phát triển phần nhiều là nhờ ngoại tệ Việt kiều gửi về để mua. Chỉ tính riêng trong năm 2008 thì số ngoại tệ mà Việt kiều gửi về theo đường chính thức đã là 17 tỷ đô-la. Trong số đó 90 % là dùng vào mua bất động sản với hy vọng Nhà nước sẽ cho Việt kiều đứng tên. Nhưng đến nay đa số Việt kiều vẫn không được đứng tên, vẫn phải nhờ thân nhân đứng tên hộ, nhiều người đã bị lừa, gặp nhiều rắc rối và có khi mất tiền, mất cả tình cảm. Vì thế họ không còn tha thiết nữa và số ngoại tệ gửi về cũng dần ít đi: Năm 2011 là 10 tỷ đô- la và năm 2012 này chỉ vài tỷ đô-la là cùng, trong khi giá nhà đất ở Mỹ và ở châu Âu rẻ đi rất nhiều, còn giá nhà ở Việt Nam chẳng hạ, toàn là ‘giả tạo’ hạ mà thôi. Thế hệ thứ 2 này mà Việt kiều không có đất và nhà ở Việt nam thì coi như đến đời con họ (thế hệ tứ 3 không biết tiếng Việt hoặc chỉ tọ tẹ chút ít) sẽ không có mối quan hệ ràng buộc nào với người thân ở Việt nam nữa, chẳng còn gì kết dính với đất nước thì coi như nguồn ngoại tệ gửi về hàng năm sẽ cạn dần và hết. Lúc đó BĐS Việt Nam mới thực sự vỡ mộng. Giá sẽ ‘như bèo’ và ít người mua. Nhà nước hãy mau có chính sách với Việt kiều thoáng và bình đẳng như người trong nước, không có bất kỳ rào cản nào thì mới cứu vãn được BĐS.”
Email hung123@gmail.com cho rằng: “Doanh nghiệp kinh doanh BĐS hiện nay không có gì phải kêu ca phàn nàn về thị trường đóng băng, lỗ hay có nguy cơ phá sản. Việc này do chính các doanh nghiệp BĐS lâu nay tự tung tự tác, đẩy BĐS lên giá trị ảo cao nhiều lần so với giá trị thực của nó. Bây giờ người mua quay lưng lại, hụt hẫng cũng là điều dễ hiểu. Tôi cũng là người có nhu cầu mua nhà để ở nhưng qua một số dự án tìm hiểu để mua thì tôi không thể và cũng không muốn mua bởi: Giá còn rất cao, chất lượng xây dựng nhà ở thấp hơn rất nhiều so với giá của nó, môi trường cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gần như chẳng có gì hoặc có thì cũng chẳng tương xứng với giá mua; pháp lý thì không minh bạch, mập mờ, hợp đồng mua bán gần như lợi ích mang lại hết cho chủ đầu tư còn người mua nhà phải chịu rất nhiều rủi ro.
Khi nào các doanh nghiệp kinh doanh BĐS còn chưa nhìn nhận ra những điều phi lý trên mà tự điều chỉnh thì đừng kêu ca nữa, không ai cứu được các vị đâu!”
Bình luận của email trinoi@gmail.com: “Thói đời ‘ham sống sợ chết’, nếu sắp ‘chết’ thật, thì phải ‘bỏ của chạy lấy người’. Đằng này, trong khi các đại gia BĐS cứ kêu ‘sắp chết’ nhưng không hề giảm giá, giá vẫn ở trên trời, chứ đừng nói là ‘bỏ của’. Họ thật dối trá! Chớ ngây thơ nghĩ rằng đại gia BĐS đang ‘chờ chết’, người chết trước là bất cứ người nào, chứ quyết không là các ông BĐS.”
Lời bình khác của email binhki@hotmail.com: “BĐS giá quá cao, giống như thị trường chứng khoán ngày xưa vậy. Đợt này sẽ có nhiều đại gia BĐS vỡ nợ như chơi, kéo theo là một loạt ngân hàng không có lực!”
“Ở nước ngoài thì một người có mức thu nhập trung bình đi làm 5-10 năm là mua nhà được. Còn ở TP. HCM là bao nhiêu chục năm và ở Hà Nội là bao nhiêu chục năm? Biết khi nào BĐS ở VN mơi trở về giá trị thực? Các đại gia BĐS vẫn là kẻ ăn bẫm mà lại kêu cứu”, đó là ý kiến của email tvquang@gmail.com.
Ban Bạn đọc
TIN BÀI KHÁC:
Đau đáu về thuế thu nhập cá nhân
Tưởng đã là của mình khi em “trao tất cả”…
TP.HCM: Đồng loạt tắt đèn Giờ Trái đất
Làm di chúc để không chia của cho người bội bạc!
Phí giao thông đường bộ: Người dân lên tiếng
Cán bộ bỏ vợ có hợp đạo lý ?
Qua đêm với người cũ...bạn trai mới bắt em đi xét nghiệm!
Tổng hợp đơn thư bạn đọc 10 ngày giữa tháng 3
Muốn “chuyện ấy” mà lại không chịu về ra mắt…
Lừa đảo nạp tiền qua yahoo chat
Tưởng đã là của mình khi em “trao tất cả”…
TP.HCM: Đồng loạt tắt đèn Giờ Trái đất
Làm di chúc để không chia của cho người bội bạc!
Phí giao thông đường bộ: Người dân lên tiếng
Cán bộ bỏ vợ có hợp đạo lý ?
Qua đêm với người cũ...bạn trai mới bắt em đi xét nghiệm!
Tổng hợp đơn thư bạn đọc 10 ngày giữa tháng 3
Muốn “chuyện ấy” mà lại không chịu về ra mắt…
Lừa đảo nạp tiền qua yahoo chat
Đại gia BĐS ‘chờ chết’, nhưng dân nghèo… ‘chết’ trước
Email trungduong509@gmail.com viết: “Sẽ có nhiều người được gọi là đại gia ‘chết’ trong sân chơi bất động sản. Đây là cái chết được báo trước trong cuộc chơi cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh đạp kẻ yếu...để rồi cuối cùng mọi thứ sẽ được thâu tóm vào tay nhóm lợi ích là những kẻ thân cận quyền lực và ngân hàng!
Chung qui, vẫn chỉ là cuộc chơi của các ông lớn thuộc nhóm lợi ích trên lưng của nông dân. Mảnh đất thấm mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu xương của nhiều thế hệ nông dân đã bị các ông mang tung hứng cho nhau để kiếm lợi bằng đủ thứ danh xưng mỹ miều, và giờ có một số kẻ mắc cạn trên sân chơi này...”
Ảnh minh họa |
Ý kiến của email anhdung_1050@yahoo.com: “Nếu có cái ‘chết’ sắp đến của thị trường BĐS, thì chắc rằng việc thâu tóm hưởng lợi sẽ về những ông chủ mới có tiềm lực, thế lực hơn, trong đó sẽ có ông NH, từng là anh em sát cánh với các đại gia BĐS.
Có điều nông dân người làm ra sản phẩm nông nghiệp thu ngoại tệ về cho đất nước vẫn còn khổ dài dài và là thành phần luôn bị thâu tóm. Đó thật sự là bất công xã hội ai cũng nhìn thấy nhưng chả ai can thiệp khi nông dân bị mất đất oan do các dự án ma mãnh. Những bờ xôi ruộng mật cũng bị san lấp một cách không thương xót do nhóm lợi ích đi tìm cái lợi béo bở từ dự án BĐS.”
Đây là nhận định của email congdan@yahoo.com: “Mấy ‘sếp bự’ đang lo là NH cầm cố rất nhiều BĐS và định giá lúc trước rất cao, nay thì rớt giá. Mỹ có cách giải cứu (in tiền) vì đồng tiền của họ có giá trị thanh toán quốc tế. Còn VN, VNĐ không có giá trị thanh toán quốc tế thì lấy gì để giải cứu đây? Vì thế, BĐS ‘chờ chết’, nhưng dân nghèo… chết trước.”
“Thử hỏi các ông trùm BĐS với cả ngàn tỉ đấy, cách đây 10 năm có đồng vốn nào lận lưng không? Bậy giờ có kêu lỗ thì vẫn còn giàu sụ. Còn người dân mất đất cho những dự án do các ông vẽ ra đấy, người ta được gì?” đó là câu hỏi của email tungck_2007@yahoo.com.vn.
Email nguyenvanteo@yahoo.com hùa theo: “Doanh nghiệp kinh doanh BĐS ‘chết’ là đương nhiên trong điều kiện hoàn cảnh KT hiện nay. DN đua nhau làm dự án, đẩy giá lên trời rồi không biết bán cho ai? Rồi kêu cứu. Lúc sống khỏe thì chẳng thấy ông nào kêu sướng: Lấy đất của nông dân đền bù với giá bèo, sau đó bán đất dự án với giá trên trời. Các ông có ‘chết’ sớm thì người dân mới có cơ hội mua được nhà, đất với giá trị thực.”
Còn theo email antin@gmail.com thì: “Thị trường BĐS không có đáy với những sản phẩm thừa mứa nhưng vẫn vượt quá khả năng tiêu thụ của người dùngBĐS giờ đây không phải là đắt hay rẻ mà là tiền đâu? Khủng hoảng thừa hàng hoá của chủ nghĩa tư bản những năm 20-30 của thế kỷ 20 tái diễn nghiệt ngã với hàng hoá là BĐS của Việt nam. Người có nhà thì đã có rồi, còn công nhân viên ba cọc ba đồng thì 5 triệu đồng 1/m2 vẫn… mơ cũng không với được?”
Email tvquangtruong@gmail.com nhận xét: “Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đã giảm, còn Hà Nội vẫn còn quá cao. Từ năm 2008 khi mở rộng Hà Nội, có quá nhiều dự án BĐS được triển khai như Hoài Đức, Đan Phượng, đặc biệt là Mê Linh, nguồn cung quá nhiều nhu cầu không hết. Vậy mà chủ đầu tư vẫn không giảm giá về giá trị thực thì dân không thể mua nổi.”
Lời bình của email minhbinh15@yahoo.com: “ Thực chất là mấy anh môi giới bất động sản kết hợp với ngân hàng thao túng mua đi bán lại với mục đích kiếm lời chứ có phải mua để ở đâu? Giờ không bán được cũng là đúng thôi. Còn đại đa số người dân vẫn không thể mua được nhà vì lương thì như vậy, tiền đâu ra?”
Nhà nước hãy cho Việt kiều đứng tên mua nhà để cứu vãn BĐS?
Bạn Nguyễn Quốc Tịnh (email quangtinh1953@yahoo.com), Việt kiều sống ở Hà Lan phân tích: “Bất động sản Việt Nam bao năm qua sống được và phát triển phần nhiều là nhờ ngoại tệ Việt kiều gửi về để mua. Chỉ tính riêng trong năm 2008 thì số ngoại tệ mà Việt kiều gửi về theo đường chính thức đã là 17 tỷ đô-la. Trong số đó 90 % là dùng vào mua bất động sản với hy vọng Nhà nước sẽ cho Việt kiều đứng tên. Nhưng đến nay đa số Việt kiều vẫn không được đứng tên, vẫn phải nhờ thân nhân đứng tên hộ, nhiều người đã bị lừa, gặp nhiều rắc rối và có khi mất tiền, mất cả tình cảm. Vì thế họ không còn tha thiết nữa và số ngoại tệ gửi về cũng dần ít đi: Năm 2011 là 10 tỷ đô- la và năm 2012 này chỉ vài tỷ đô-la là cùng, trong khi giá nhà đất ở Mỹ và ở châu Âu rẻ đi rất nhiều, còn giá nhà ở Việt Nam chẳng hạ, toàn là ‘giả tạo’ hạ mà thôi. Thế hệ thứ 2 này mà Việt kiều không có đất và nhà ở Việt nam thì coi như đến đời con họ (thế hệ tứ 3 không biết tiếng Việt hoặc chỉ tọ tẹ chút ít) sẽ không có mối quan hệ ràng buộc nào với người thân ở Việt nam nữa, chẳng còn gì kết dính với đất nước thì coi như nguồn ngoại tệ gửi về hàng năm sẽ cạn dần và hết. Lúc đó BĐS Việt Nam mới thực sự vỡ mộng. Giá sẽ ‘như bèo’ và ít người mua. Nhà nước hãy mau có chính sách với Việt kiều thoáng và bình đẳng như người trong nước, không có bất kỳ rào cản nào thì mới cứu vãn được BĐS.”
Email hung123@gmail.com cho rằng: “Doanh nghiệp kinh doanh BĐS hiện nay không có gì phải kêu ca phàn nàn về thị trường đóng băng, lỗ hay có nguy cơ phá sản. Việc này do chính các doanh nghiệp BĐS lâu nay tự tung tự tác, đẩy BĐS lên giá trị ảo cao nhiều lần so với giá trị thực của nó. Bây giờ người mua quay lưng lại, hụt hẫng cũng là điều dễ hiểu. Tôi cũng là người có nhu cầu mua nhà để ở nhưng qua một số dự án tìm hiểu để mua thì tôi không thể và cũng không muốn mua bởi: Giá còn rất cao, chất lượng xây dựng nhà ở thấp hơn rất nhiều so với giá của nó, môi trường cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gần như chẳng có gì hoặc có thì cũng chẳng tương xứng với giá mua; pháp lý thì không minh bạch, mập mờ, hợp đồng mua bán gần như lợi ích mang lại hết cho chủ đầu tư còn người mua nhà phải chịu rất nhiều rủi ro.
Khi nào các doanh nghiệp kinh doanh BĐS còn chưa nhìn nhận ra những điều phi lý trên mà tự điều chỉnh thì đừng kêu ca nữa, không ai cứu được các vị đâu!”
Bình luận của email trinoi@gmail.com: “Thói đời ‘ham sống sợ chết’, nếu sắp ‘chết’ thật, thì phải ‘bỏ của chạy lấy người’. Đằng này, trong khi các đại gia BĐS cứ kêu ‘sắp chết’ nhưng không hề giảm giá, giá vẫn ở trên trời, chứ đừng nói là ‘bỏ của’. Họ thật dối trá! Chớ ngây thơ nghĩ rằng đại gia BĐS đang ‘chờ chết’, người chết trước là bất cứ người nào, chứ quyết không là các ông BĐS.”
Lời bình khác của email binhki@hotmail.com: “BĐS giá quá cao, giống như thị trường chứng khoán ngày xưa vậy. Đợt này sẽ có nhiều đại gia BĐS vỡ nợ như chơi, kéo theo là một loạt ngân hàng không có lực!”
“Ở nước ngoài thì một người có mức thu nhập trung bình đi làm 5-10 năm là mua nhà được. Còn ở TP. HCM là bao nhiêu chục năm và ở Hà Nội là bao nhiêu chục năm? Biết khi nào BĐS ở VN mơi trở về giá trị thực? Các đại gia BĐS vẫn là kẻ ăn bẫm mà lại kêu cứu”, đó là ý kiến của email tvquang@gmail.com.
Ban Bạn đọc