Đến năm 2030 và nhiều năm tiếp theo, nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn điện mới đảm bảo cung cấp đủ điện với giá thành hợp lý. PGS.TS Trương Duy Nghĩa cho rằng 4.300 người chết yểu ở Việt Nam mỗi năm do nhiệt điện than là suy diễn. 

Tồn đọng chục triệu tấn tro xỉ nhiệt điện: Dân sống bất an

Cách mới, triệu gia đình không lo cắt điện, không sợ tốn tiền

Đại học Havard (Mỹ) công bố nghiên cứu mỗi năm Việt Nam có 4.300 người chết yểu do nhiệt điện than, tới 2030, khi nhiệt điện than đạt 300 tỉ kWh thì số người chết yểu sẽ là 17.500 người.

Thế nhưng, phát biểu tại hội thảo về nhiệt điện than do Báo Lao động và Bộ Công Thương tổ chức ngày 13/12, PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam, cho rằng: "Thông tin này khiến cộng đồng dân cư khiếp sợ nhiệt điện than. Tuy nhiên, đây là chỉ sự suy diễn không có cơ sở khoa học”.

{keywords}
Không riêng Việt Nam, nhiệt điện than chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu điện của các nước phát triển

Ông Trương Duy Nghĩa bức xúc: Sao không cảnh báo ngay cho nước Mỹ, có sản lượng nhiệt điện than gấp cả trăm lần nhiệt điện than Việt Nam. Cũng như vậy cho nước Úc có nhiệt điện than gấp 22 lần, Đức gấp 15 lần, Hàn Quốc gấp 12 lần và đặc biệt Trung Quốc gấp 185 lần.

“Ở Việt Nam ngành y tế đã thống kê được có bao nhiêu người chết yểu vì nhiệt điện than”, ông Nghĩa thắc mắc.

Trước ý kiến cho rằng “nhiều nước tuyên bố đoạn tuyệt với nhiệt điện than, sao Việt Nam vẫn phát triển nhiệt điện than”, ông Trương Duy Nghĩa phản ứng: Cần xem những nước đó là những nước nào. Đó là những nước mà tỷ lệ nhiệt điện than rất bé và đã có các nguồn năng lượng khác dồi dào hơn, đã ở giai đoạn bão hòa về nhu cầu điện. Ví dụ nhiệt điện than ở Thụy Điển chỉ là 1% và Pháp là 3,1%. Nhiều nước có nguồn thủy điện lớn như Thụy Sỹ, Áo, thì tỷ lệ nhiệt điện than cũng nhỏ bé.

“Điện hạt nhân cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về môi trường, có những nước đã tuyên bố sẽ đóng cửa hết các nhà máy điện hạt nhân. Tại sao nước Pháp không dám tuyên bố đoạn tuyệt với điện hạt nhân. Các nước có nhiều nhiện điện than như Đức, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, Trung Quốc sao không thấy tuyên bố đoạn tuyệt với nhiệt điện than”, ông Trương Duy Nghĩa gay gắt.

Ông Lê Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho rằng: Nguồn nhiệt điện than có giá hợp lý, có vai trò quan trọng trong việc cung ứng điện. Lượng điện năng sản xuất năm 2030 của nhiệt điện than chiếm khoảng 53,2% tổng sản lượng điện của hệ thống.

Đại diện Bộ Công Thương cũng phản ánh tình trạng các địa phương từ chối nhiệt điện than. Đơn cử một số nguồn nhiệt điện than trong quy hoạch không có khả năng thực hiện như Long An 1, 2, Bạc Liêu 1 do không được địa phương ủng hộ.

Trong trường hợp đó, cần có nguồn thay thế để đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống. Cụ thể, nếu thay 1.000 MW nhiệt điện than với giá điện 1.600 đồng/kWh bằng nhiệt điện khí LNG (giá điện 2.100 đồng/kWh) sẽ tăng chi phí phát điện thêm khoảng 3.500 tỷ đồng/năm.

Còn để thay thế 1.000 MW nhiệt điện than (cần diện tích đất khoảng 100 ha, sản xuất 7 tỷ kWh/năm) bằng điện mặt trời thì phải cần khoảng 3.500 MW (với diện tích đất 3.500 ha). Giá điện tăng thêm khoảng 3.500 tỷ đồng/năm.

Cho nên, ông Lê Văn Lực cho rằng: Đồng thời với phát triển năng lượng tái tạo, nhiệt điện khí, thì đến năm 2030 và nhiều năm tiếp theo, nhiệt điện than vẫn là giải pháp cơ bản đảm bảo cung cấp điện với chi phí hợp lý, phù hợp với kinh tế đất nước và thu nhập của người dân.

Hà Duy

150 tỷ USD chống thiếu điện: Tiền đâu bây giờ?

150 tỷ USD chống thiếu điện: Tiền đâu bây giờ?

Ngành điện đã đầu tư 80 tỷ USD vào phát điện, truyền tải và phân phối. Từ nay đến năm 2030 ngành điện sẽ cần huy động khoảng 150 tỷ USD nữa.