Năm 2018 nợ công dự kiến lên con số 3,5 triệu tỷ đồng, cao hơn con số 3,1 triệu tỷ đồng của năm 2017. Việc huy động nguồn lực ODA chưa có chiến lược mang tính căn cơ, hiệu quả, chặt chẽ, còn thể hiện tính dàn trải, thiếu tập trung.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vay vốn ODA cho thấy, năm 2018 nợ công dự kiến lên con số 3,5 triệu tỷ đồng, cao hơn con số 3,1 triệu tỷ đồng của năm 2017.
Như vậy, từ chỗ mỗi người dân chỉ "gánh" 31 triệu đồng nợ công vào năm 2017, thì đến 2018 dự kiến con số này sẽ tăng thêm 4 triệu đồng, lên 35 triệu đồng. Nhưng, con số đó có thể chưa dừng lại.
Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nợ công trong xu hướng tăng dần đều, mỗi năm khoảng 360.000-380.000 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2019 dự kiến tăng lên mức hơn 3,9 triệu tỷ đồng và gần 4,3 triệu tỷ đồng vào năm 2020.
Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Nguồn vốn ODA chắc chắn giảm dần, thay vào đó phải dựa vào các nguồn vốn vay với chi phí cao hơn. Trong khi, nợ công đã sát “trần” cho phép, sức ép trả nợ các khoản vay cũ tăng dần từng ngày.
Thực tế, tính toán của Bộ Tài chính về nguồn vốn vay Nhật Bản cho thấy, khi Việt Nam thành nước thu nhập trung bình, vốn vay Nhật Bản dành cho Việt Nam cũng “đắt đỏ” hơn và có nhiều điều kiện đòi hỏi cao hơn.
Vay vốn ODA Nhật Bản: Nhiều điều kiện đòi hỏi cao hơn
Khi Việt Nam thành nước thu nhập trung bình, vốn vay Nhật Bản dành cho Việt Nam cũng sẽ có nhiều điều kiện đòi hỏi cao hơn.
Nợ công 3,5 triệu tỷ đồng, quên 60 tỷ USD 'ngủ yên' trong két
Có tới khoảng 60 tỷ USD nằm trong dân mà chưa được huy động hết.
Mỗi người Việt 'gánh' 35 triệu nợ công: Chắc ai đó phải ăn dè hà tiện?
“Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”. Làm được vậy, khối nợ 35 triệu đồng mỗi người dân vừa sinh ra đã phải gánh mới không “phình” ra thêm.
Nợ công 3 triệu tỷ đồng, cảnh báo vay vốn Trung Quốc
Một số dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, thiết bị Trung Quốc thường xuyên chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, tăng tổng mức đẩu tư,... ảnh hưởng hiệu quả đầu tư.
Tín hiệu chưa từng có: Khoản nợ công đầu tiên giảm mạnh
Lần đầu tiên dư nợ bảo lãnh Chính phủ giảm so với năm trước, góp phần đảm bảo an toàn nợ công và tạo dư địa vay Chính phủ.
Metro Sài Gòn đội vốn 30 nghìn tỷ: Do tầm nhìn hạn chế
Do tăng vốn Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM tuyến Bến Thành - Suối Tiên khi chưa đủ cơ sở pháp lý chặt chẽ nên dự án thường lâm cảnh thiếu vốn, dẫn đến chậm tiến độ.
Chính phủ bảo lãnh vay vốn 26 tỷ USD: Lần đầu tiên giảm nợ 500 triệu USD
Việc siết chặt cấp bảo lãnh Chính phủ trong năm 2017 đã giúp giảm nợ được 500 triệu USD
Vay nước ngoài đầu tư lỗ nặng: Giải cứu dự án âm vốn 2.000 tỷ
Nhà máy Xi măng Hạ Long do Tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư gần 6,5 nghìn tỷ đồng, đi vào hoạt động từ năm 2010 nhưng lỗ nặng.
Tàu điện ngầm Sài Gòn: Đội vốn 22 nghìn tỷ, vay thêm 600 triệu USD
Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM tuyến Bến Thành - Tham Lương dài 9,2km tăng thêm hơn 22,6 nghìn tỷ đồng.