-Tác động của hiện đại hóa quân sự tại châu Á đối với nguy cơ chiến tranh cho thấy một sự phức tạp không ngờ.

LTS: Mời độc giả tiếp tục theo dõi 2 (trong 5) dự báo cuối cùng về tương lai các xung đột tại châu Á, dựa trên quan sát các chương trình hiện đại hóa quân sự của khu vực.   

>> Xem lại 3 dự báo đầu

Chiến tranh mạng và không gian

Các nước châu Á cho rằng xung đột sẽ xảy ra ở xa khu dân cư theo một cách khác – trên internet và ở ngoài không gian. Về không gian mạng, Trung Quốc đã phát triển một năng lực tinh vi giúp họ thâm nhập và phá hỏng các hệ thống máy tính của nước ngoài. Còn trong cuộc chiến tranh ngoài không gian vũ trụ, Bắc Kinh đang phát triển năng lực va chạm tên lửa đạn đạo vào vệ tinh của kẻ thù.

Gần đây, Nhật Bản và Ấn Độ đã thành lập các đơn vị chiến tranh mạng, như một phần của các lực lượng vũ trang. Singapore và Australia cũng đã có các năng lực mạng tân tiến.

Dù chiến tranh mạng và chiến tranh không gian có thể gây ra những thiệt hại khổng lồ về kinh tế và phủ nhận lợi thế quân sự trên không, trong không gian và trên biển, nhưng chúng chưa đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Thiệt hại về kinh tế gây ra bởi chiến tranh mạng và chiến tranh không gian có thể kéo theo sự trả đũa lẫn nhau hoặc các hậu quả tầng hai và dẫn đến chết người, nhưng tính chất phi quân sự tương đối của các cuộc chiến tranh mạng và không gian được coi như một giới hạn mới đáng quan tâm của chiến tranh.

Trong tương lai, mạng và không gian vũ trụ có thể không được mô tả rõ ràng trong thế giới vật chất, nhưng các nước châu Á dường như chưa phát triển các công nghệ đột phá có thể xóa mờ các lằn ranh này.

{keywords}

Chiến tranh mạng có thể gây ra những thiệt hại khổng lồ về kinh tế. Ảnh minh họa

Chiến thuật đánh lừa và phủ nhận

Các năng lực chiến tranh mạng và không gian mới ở châu Á phản ánh một chiến lược thích đánh lừa và phủ nhận hơn là đối đầu và làm suy yếu. Ngoài vũ khí hạt nhân, hải quân và không lực của hải quân, các nước châu Á đã tập trung vào cải tiến các năng lực radar và tàng hình.

Các học thuyết và trang thiết bị quân sự của phương Tây từ lâu đã được lấy làm chuẩn cho việc phát động hoặc chấm dứt chiến tranh, bao gồm cả việc sử dụng công nghệ đánh lừa và phủ nhận. Việc châu Á hấp thu các khái niệm đánh lừa và phủ nhận của phương Tây – và công nghệ quân sự nói chung – cho thấy sự ảnh hưởng lâu dài của chiến thuật bên miệng hố chiến tranh hạt nhân của Schelling, “đánh mà không đánh”, cũng như năng lực tài chính và công nghệ ngày càng lớn của châu Á.

Có một sự khác biệt lớn giữa các nước châu Á về mặt năng lực công nghệ và tài chính. Nhật Bản có cả hai, Trung Quốc có năng lực tài chính nhưng giới hạn về khả năng tiếp cận công nghệ từ bên ngoài, còn Ấn Độ tương đối nghèo về tài chính, nhưng tiếp cận tốt hơn với công nghệ nước ngoài. Saudi Arabia có tiền nhưng không có khả năng tiếp thu và hội nhập công nghệ vào các lực lượng vũ trang của mình. Singapore có cả hai nguồn lực này cộng thêm khả năng lớn để tiếp thu công nghệ, nhưng giới hạn bởi quy mô của mình.

Những khác biệt này xác định các năng lực đánh lừa và phủ nhận của các nước châu Á, đồng thời cho thấy vai trò quyết định của công nghệ và tài chính đặc biệt đối với các loại vũ khí công nghệ tân tiến và nguy cơ chiến tranh.

Xét ở khía cạnh năng lực công nghệ và tài chính dẫn tới hiện đại hóa quân sự mạnh hơn, Schelling có lẽ đã đúng: châu Á sẽ có chạy đua vũ trang, nhưng không xảy ra chiến tranh toàn diện, và nguy cơ xảy ra sự cố sẽ khiến các nước châu Á thể hiện kiềm chế hơn trong quyết định gây chiến.

Kết luận

Tác động của hiện đại hóa quân sự tại châu Á đối với nguy cơ chiến tranh cho thấy một sự phức tạp không ngờ: những thay đổi lớn về cấu trúc của châu lục này, đặc biệt là sự biến đổi về kinh tế và tiến bộ công nghệ, đã không tạo ra thay đổi lớn trong cán cân quyền lực. Trung Quốc có thể nổi lên, nhưng Nhật Bản tiếp tục có năng lực để cân bằng với sự nổi lên của Trung Quốc bằng các lực lượng phòng vệ của mình và các cam kết hiệp ước. Cán cân quyền lực Ấn Độ - Pakistan cũng không thay đổi ngay cả sau khi hai nước này sở hữu vũ khí hạt nhân và sau khi họ theo đuổi tái vũ trang thông thường.

Cán cân quyền lực tại Tây Á chuyển hướng tới Iran sau khi Mỹ xâm lược Iraq năm 2003, nhưng thái độ quả quyết hiếu chiến của người Hồi giáo dòng Sunni gần đây sẽ lập lại nguyên trạng cũ. Trong khi đó, những mối quan ngại từ Triều Tiên và chủ nghĩa khủng bố khu vực (không phải là toàn cầu) vẫn như cách đây 15 năm.

Sự biến đổi về kinh tế không đi kèm thay đổi về cấu trúc trong quan hệ chính trị - quân sự này hoàn toàn khác với một lịch sử vốn bị chế ngự bởi nền chính trị cân bằng quyền lực. Hiện nay có một khoảng cách cực lớn giữa sự nổi lên về kinh tế với các năng lực quân sự. Mặt khác, các đánh giá về cán cân quyền lực bản thân nó cũng không chính xác, và tăng trưởng kinh tế với cạnh tranh quân sự thầm lặng có thể là nền chính trị cân bằng quyền lực mới.

Cách đây 7 năm, Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định xâm lược quân sự là phạm pháp và đặt nền tảng cho sự phân chia giữa quyền lực chính trị và quyền lực quân sự. Nhật Bản và Đức đã trở thành một dạng cường quốc mới với các năng lực kinh tế, chứ không phải do hùng mạnh về quân sự. Châu Á hiện nay, nói một cách toàn diện, dường như đang đi theo hướng này./.

Anh Thư (theo The International Relations and Security Network - Isn.ethz.ch)

*Tác giả bài viết, Sunil Dasgupta, là Giám đốc Chương trình Khoa học chính trị của trường Đại học Maryland Baltimore, thuộc Các Trường đại học Shady Grove (Universities at Shady Grove). Nghiên cứu và bài giảng của ông tập trung vào chính sách an ninh và đối ngoại.