2018 là một năm được coi là rất thành công đối với ông chủ Nhà Trắng. Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm tới một loạt mục tiêu từ khi chạy đua vào Nhà Trắng và đang dần đạt điều mong muốn, trong khi Bắc Kinh nín thở với đòn thương mại và công nghệ, còn tổng thống Nga Putin lạnh người lo lắng.

Tình hình xấu đi, Trung Quốc gặp khó: Việt Nam vượt lên, top đầu thế giới

Diễn biến khó lường

Nỗi ám ảnh với nước Nga hồi năm 2015 một lần nữa lại hiện về trong những ngày cuối cùng năm 2018, khi giá dầu thô giảm không phanh trong vài phiên gần đây. Trong phiên giao dịch 18/12, giá dầu thô WTI sụt 7,3% về sát ngưỡng 46 USD/thùng, mức thấp nhất trong gần 16 tháng.

Đây là một diễn biến bất ngờ bởi trước đó vài tháng, giá dầu bùng tăng mạnh trước khi chính quyền ông Donald Trump áp lệnh cấm vận lên Iran - một quốc gia cung dầu lớn cho thế giới và là thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).

Dầu Brent cũng tụt giảm rất nhanh xuống còn 56 USD/thùng, từ ngưỡng trên 90 USD/thùng hồi tháng 9 sau 4 tuần tăng liên tiếp trước đó.

{keywords}
Cuộc chiến dầu khí Mỹ - Nga.

Như vậy, giá dầu giảm là kết quả đúng như mục tiêu ông Donald Trump đặt ra từ khi còn chạy đua vào Nhà Trắng. Khi ra tranh cử, ông Donald Trump đã kịch liệt phản đối một đồng USD mạnh, một đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc yếu, giá dầu cao và vấn đề thâm hụt thương mại với Trung Quốc, vấn đề sở hữu trí tuệ, ăn cắp bản quyền. 

Trong vài ngày gần đây, đồng USD giảm khá nhanh bất chấp khả năng Mỹ tăng lãi suất trong phiên họp 18-19/12 là rất cao. Nếu không có gì thay đổi, Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm. Theo lý thuyết, đồng USD sẽ tăng theo. Tuy nhiên, USD đã tăng từ trước đó, còn hiện nay giới đầu tư đang chờ đợi những tín hiệu chính sách cho thời gian tới, năm 2019.

Thị trường gần đây dấy lên suy đoán Fed sẽ tạm ngưng chu kì thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm tốc độ tăng lãi suất.

Hồi đầu tháng 12, Chủ tịch Fed Jerome Powell bất ngờ đảo chiều quan điểm cho rằng: lãi suất tại Mỹ đã gần đến mức trung lập. Fed cho biết sẽ căn cứ vào dữ liệu kinh tế khi đưa ra quyết định tiếp theo về chính sách tiền tệ. Đây là tín hiệu cho thấy, tốc độ tăng lãi suất có thể chậm hơn, nhiều khả năng lãi suất trong năm 2019 và 2020 sẽ không tăng nhiều. Fed có thể kết thúc kế hoạch tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.

Đây được xem là một thành công nữa của ông Trump đối với những mục tiêu mà tỷ phú này đặt ra.

Tổng thống Donald Trump trước đó đã liên tục chỉ trích Fed tăng lãi suất quá nhanh. Vị tổng thống thứ 45 của Mỹ ngay lập tức chuyển đổi thái độ từ “không chút vui vẻ” sang “hài lòng” đối với chủ tịch Fed Jerome Powell sau khi vị lãnh đạo ngân hàng trung ương Mỹ có tuyên bố “bồ câu” hơn về chính sách tiền tệ.

Trong khi đồng USD giảm trở lại, giá dầu thấp đi và đồng NDT của Trung Quốc cùng tăng lên... thì vấn đề thâm hụt thương mại với Trung Quốc đang dần được xử lý. Trung - Mỹ đang trong quá trình đàm phán thời kỳ “đình chiến” 3 tháng với thế thượng phong nghiêng về phía Mỹ.

{keywords}
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Trung Quốc nín thở, Putin lạnh người

Kế hoạch đe dọa tăng thuế 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 2/3/2019 khiến quốc gia này xuống nước khá mạnh. Trung Quốc quyết định ngưng áp phần thuế bổ sung 25% lên xe hơi Mỹ trong 3 tháng. Cổ phiếu xe hơi Mỹ tăng mạnh, trong khi cổ phiếu các hãng xe châu Âu tụt giảm.

Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, “công chúa” tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc Huawei cũng khiến Trung Quốc tính lại kế hoạch tham vọng về công nghệ “Made in China 2025” hay tính toán lại vấn đề sở hữu trí tuệ với Mỹ...

Sự căng thẳng Mỹ - Trung do ông Donald Trump xới lên vẫn đang tiếp diễn và chưa có điểm dừng. Hầu hết các dự báo đều thận trọng và không biết ông Trump sẽ làm gì tiếp theo. Dưới góc độ một nhà kinh tế, ông Trump có thể chủ động hạ nhiệt căng thẳng nhưng cũng có thể tiếp tục theo chính sách lùi một bước đẩy căng thẳng thêm 2 bước như thời gian qua, khi chính quyền Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược số 1.

Trước đó, ông Trump đã không hề giấu giếm khi cho biết “đã chuẩn bị cả đời cho một thỏa thuận với Trung Quốc”. Kết quả là, sau cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 hồi cuối tháng 11, là một thỏa thuận “đình chiến”. Song, 90 ngày là quá ngắn và chỉ được xem như là một cú phanh trong thế chủ động của ông chủ Nhà Trắng.

{keywords}
Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung.

Về vấn đề dầu khí, trong một phát biểu hồi tháng 11, bác bỏ vai trò của các lực lượng thị trường, ông Trump hùng hồn tuyên bố giá dầu giảm “là nhờ tôi”. Ông Trump bày tỏ “không muốn giá dầu lên 100 USD hay 150 USD/thùng và không ưa sự độc quyền ở một tổ chức độc quyền như OPEC”. 

Trước đó, Mỹ đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt lên Iran nhưng rồi lại cho phép 8 nước được tiếp tục nhập dầu từ Iran trong 180 ngày mà không bị Mỹ trừng phạt. Ông Trump cũng đã kêu gọi đồng minh Saudi Arabia (vốn đang mang ơn ông Trump nhẹ tay sau vụ nhà báo Washington Post Khashoggi bị giết hại tại Thổ Nhĩ Kỳ) nâng sản lượng và ngăn giá dầu tăng cao.

Việc giá dầu giảm là một thành công tiếp theo của ông Trump. Giá dầu ở mức thấp sẽ giúp nền kinh tế Mỹ giữ được nhịp tăng và có lực trong cuộc chiến thương mại và công nghệ với Trung Quốc.

Nó khiến cho vai trò của OPEC tụt giảm và các nước xuất khẩu dầu mỏ, trong đó có Nga, lo ngại thời kỳ đen tối của thị trường dầu thô từ năm 2013 đến 2015 có thể sẽ tái diễn (khi giá tụt từ trên 100 USD/thùng xuống còn 30 USD/thùng).

Nước Nga của tổng thống Vladimir Putin chắc chắn lại phải lo ngại. Một nước Nga yếu hơn sẽ là cơ hội cho Mỹ có thể tập trung trong cuộc chiến với “đối thủ chiến lược số 1” Trung Quốc.

M. Hà

Đòn hiểm Donald Trump: Tấn công 'đế chế' tỷ USD, lu mờ giấc mơ Trung Quốc

Đòn hiểm Donald Trump: Tấn công 'đế chế' tỷ USD, lu mờ giấc mơ Trung Quốc

Đòn giáng hiểm của chính quyền Donald Trump vào tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc có thể khiến đế chế tỷ USD suy sụp. Nhiều đồng minh cũng đã bắt đầu ra tay và thế giới có thể rơi vào một cuộc chiến về công nghệ.