Một năm qua, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM không có hiệu trưởng, Bí thư Đảng uỷ cho tới Chủ tịch Hội đồng trường. Công tác tổ chức nhân sự ở ngôi trường đào tạo kỹ thuật hàng đầu phía Nam được cho là "có nhiều nội dung phức tạp".
Mới đây, 1 giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) đăng tải cuộc thi “Nước mắt Lacoste” giúp sinh viên gỡ điểm khiến dân mạng thích thú và ủng hộ nhiệt tình. Ý tưởng sáng tạo đó là của PGS.TS Lâm Minh Châu.
Thanh tra tỉnh Phú Yên cho biết đã phát hiện nhiều sai phạm qua thanh tra công tác quản lý, sử dụng nguồn kinh phí năm 2019-2020 và Đề án 1436, Chương trình 775 giai đoạn 2017-2020 tại Sở GD-ĐT tỉnh.
Hơn 3 năm kể từ ngày Đề án 89 về Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học được phê duyệt, chưa một ứng viên nào được nhận hỗ trợ.
Là giáo viên Tin học tại một “ngôi trường làng” chính hiệu, nhưng cô giáo trẻ Hồ Thị Sen vẫn không ngừng mày mò, tìm kiếm các phương thức dạy học sáng tạo. Cô Sen cho rằng, nếu giáo viên không chịu đổi mới thì người thiệt thòi nhất vẫn là học sinh.
Mới đây, Thanh tra Chính phủ có kết luận đối với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong đó có các vi phạm liên quan đến đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong giai đoạn 2015-2019. Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm như thế nào về nội dung này?
Phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức đã chỉ đạo Trường THCS Thạnh Mỹ Lợi tạm đình chỉ 15 ngày với thầy giáo bị phụ huynh phản ánh có hành vi không chuẩn mực với học sinh.
Sau 7 năm, thầy Tuấn đã xây dựng 6 ngôi nhà, khoan hơn 10 giếng nước sạch, 1 điểm trường và hàng trăm chương trình thiện nguyện giúp đỡ học sinh về sách vở, bút viết…
Do thiếu thi thể để nghiên cứu, các sinh viên phải luân phiên nhau quan sát và thực hành. Trong khi một nhóm tự phẫu tích trên xác, nhóm còn lại sẽ xem trên atlat hoặc tiêu bản của từng bộ phận rời.
Những giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập chưa được hưởng hỗ trợ, có thể sẽ được nhận 3,7 triệu đồng/người nếu đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) được Chính phủ phê duyệt.
Hình ảnh hiệu trưởng một trường đại học không ngại ghé vai, cõng một cựu chiến binh từ sân khấu về lại chỗ ngồi nhận được những lời khen của cộng đồng.
Ở buổi học môn Xác suất thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội, nữ giảng viên của Trường ĐH Thăng Long đã đưa ra một ví dụ về “Gợi ý chiến lược chơi đề có lãi”.
Ông Huyền bị tố đã dùng sổ đỏ của nhà trường để vay 200 triệu đồng, từ tháng 6/2021 đến tháng 4/2022 ông phải thanh toán 500 triệu đồng cả vốn lẫn lãi cho chủ nợ.
Nguyễn Văn Hải từng là một giáo viên khỏe mạnh, chuyên hiến máu cứu người. Người thầy ấy giờ mắc căn bệnh ung thư máu, mà gia đình không có điều kiện để chữa trị.
“Nhiều học sinh sau khi học hết lớp 9, sau khi được xét tốt nghiệp thì nên đi học nghề. Bởi với các em, việc học cấp THPT thực sự khó khăn, đôi khi không đủ khả năng; nhưng tiếc là bố mẹ các em không chấp nhận điều đó” - một hiệu trưởng nhận định.
Sáng 22/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau Lê Hoàng Dự khẳng định, thông tin “hiệu phó trường chuyên yêu cầu học sinh ăn đồ ăn từ thùng rác” là có.
Mặc dù Bộ GD&ĐT đã quy định đối với học sinh tiểu học, việc kiểm tra đánh giá cuối kỳ là do nhà trường tổ chức. Tuy nhiên, Phòng Giáo dục huyện Như Xuân (Thanh Hóa) lại yêu cầu giáo viên phải coi thi, chấm chéo.
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển (Cà Mau) nhận khuyết điểm và xin lỗi học sinh sau sơ suất vô ý yêu cầu học sinh ăn thức ăn đã quăng vào thùng rác.
Chị Nguyễn Cao Phương Thảo – giáo viên Tiếng Anh Trường THCS Nguyễn Văn Cừ (phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) - tự nhận mình là người buộc học sinh viết cam kết không thi lớp 10.